Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Sữa học đường cho các nước chậm phát triển – Bài học cho VN

Tạp Chí Giáo Dục

Nhân Ngày sữa học đường thế giới 29/9 năm nay, Tập đoàn Tetra Pak cho biết kinh nghiệm thực hiện chương trình Sữa học đường cho các nước chậm phát triển. Đây có thể là những bài học thiết thực cho việc thúc đẩy chương trình Sữa học đường cho trẻ em Việt Nam.
Tại Pakistan, Tetra Pak đã hợp tác với Quĩ giảm nghèo Pakistan (Pakistan Poverty Alleviation Fund – PPAF) để cung cấp sữa hàng ngày cho hơn 7.000 học sinh tiểu học tại 41 trường học. Mục tiêu chính của chương trình là nhằm cải thiện sức khỏe trẻ em địa phương và cũng được ghi nhận là đã cung cấp cơ hội việc làm cho hơn 50 người và tăng tỷ lệ trẻ em nhập học từ 5.200 đến 7.000 trẻ. Trong khi đó, tại dải Gaza và vùng Bờ Tây, Tetra Pak đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Giáo dục Đại học cũng như Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), nhằm hỗ trợ các chương trình Sữa học đường. Theo đó, mục tiêu của chương trình là cung cấp sữa miễn phí cho 146.000 học sinh.
Theo các chuyên gia về sữa học đường, hiện nay, các chương trình Sữa học đường trên thế giới thường đi liền với các hình thức cho không, trợ giá, bán đủ giá kèm theo các cách hỗ trợ phong phú khác. Điển hình là tại một số nước như Thái Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Thuỵ Điển…, sữa được cho không trong các trường học. Còn ở Bang Ontario, Canada sữa được khuyến mại rộng rãi trong các trường học; tại Ả Rập nhà nước đưa sữa học đường vào pháp chế năm 1997, trong đó cấm "bán các loại thực phẩm chất lượng thấp, đồ uống có ga…" trong các trường học, nhưng cho phép bán sản phẩm sữa. Nhóm chương trình lớn nhất thuộc về các nước có trợ giá cho sữa học đường, từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương.
Chương trình Sữa học đường ở Việt Nam sau 5 năm triển khai vẫn dừng ở mức rất khiêm tốn. Cả nước có 63 tỉnh thành nhưng chỉ có duy nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là có chương trình Sữa học đường, với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng trong vòng 5 năm từ 2006-2010, nhằm cung cấp sữa miễn phí cho 40.000 trẻ em. Ngân sách này được cấp từ đầu tư của địa phương và xã hội hóa từ các bậc cha mẹ học sinh. Và Tetra Pak đã tích cực hỗ trợ BR-VT bằng đào tạo, huấn luyện và tổ chức tham qua. Tuy nhiên, những chương trình như vậy còn quá ít ỏi. Và đây là một trong các nguyên nhân khiến nước ta vẫn còn 2 triệu trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi.
Như vậy, rõ ràng Việt Nam cần áp dụng những phương pháp phù hợp nhất để tạo ra chương trình Sữa học đường cho riêng mình, nhằm nâng cao chất lượng giống nòi nhanh hơn nữa, theo kịp đà cạnh tranh với khu vực và trên thế giới trong phát triển kinh tế – xã hội.
D.Nghi

Bình luận (0)