Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sửa lỗi SGK: Có 4 loại “lỗi” phải sửa trong SGK

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Phụ huynh tìm mua SGK. Ảnh: H.TRTại buổi họp báo mới đây của Bộ GD-ĐT, ông Lê Quán Tần, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT khẳng định: “Sách giáo khoa (SGK) sai thì phải sửa”.  Ông Tần cũng cho biết trong bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 11, hiện có 129 lỗi đã được sửa.

4 điểm được Bộ GD-ĐT chỉnh sửa tại SGK

Trong đợt chỉnh sửa này, ông Lê Quán Tần khẳng định có 4 loại “lỗi” được chỉnh sửa như: lỗi sai đúng (giống như đính chính trước đây); diễn đạt lại cho ngắn hơn, rõ hơn; cập nhật thông tin khoa học, số liệu kinh tế xã hội; lỗi ấn loát (dấu chấm, phẩy, in nghiêng…). Trong 4 điểm cần chỉnh sửa này, thường gặp nhất là diễn đạt lại và ít gặp nhất là lỗi sai đúng. Ông Tần đưa ra con số cụ thể: ở bậc tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), phải chỉnh sửa 15 chỗ trong sách giáo khoa. “Ví dụ, ở cuốn Lịch sử và Địa lý lớp 4, trang 36, dòng 40, có 2 chữ “tường thuật”. Qua ý kiến của giáo viên, chúng tôi thay bằng chữ “kể lại”. Mặc dù nghĩa của hai từ này rất gần nhau nhưng trong văn cảnh này đang dạy tu từ cho học sinh tiểu học nên sửa lại sát nghĩa hơn” – ông Tần dẫn chứng.

Ở bậc THCS (từ lớp 6 đến lớp 9) có 47 chỗ chỉnh sửa trong khoảng 90 tên sách. Trong đó, lớp 6 có 10 chỗ phải chỉnh sửa cho 4 môn học, lớp 7 có 10 chỗ, lớp 8 có 16 chỗ và lớp 9 có 11 chỗ. Riêng trong cuốn Lịch sử lớp 7, ông Tần cho biết, chỉ phải sửa một lỗi sai chính tả duy nhất là từ “cổ súy” thành “cổ xúy”.

Ở bậc THPT, lớp 10 có 20 tên sách thì phải sửa 35 lỗi và lớp 11 sửa 32 chỗ. Riêng với SGK lớp 12, do năm học này mới đi vào giảng dạy, nên còn chờ ý kiến phản hồi của giáo viên, học sinh, do đó chưa có chỉnh sửa. Ông Tần cũng cho biết, sau khi tổng hợp các ý kiến về chỉnh sửa SGK, Bộ GD-ĐT quyết định chỉnh sửa 129 lỗi trong các cuốn SGK từ lớp 1 đến lớp 11. Ông cũng khẳng định đây là những lỗi do giáo viên, các nhà khoa học đề nghị phải sửa. “Quan điểm của chúng tôi là sai là phải sửa”.

Trong báo cáo gửi lãnh đạo Bộ về vấn đề SGK và đính chính SGK, Vụ Giáo dục Tiểu học đưa ra một số hạn chế cơ bản của SGK hiện hành. Trong đó đề cập đến một số nội dung như một số thông tin trong SGK chưa chính xác (ví dụ như ở SGK Toán, bài Tiền Việt Nam lớp 2, 3 màu sắc chưa đúng với thực tế, SGK xuất bản qua các năm khác nhau chưa có sự thống nhất về một số thông tin…); mạch kiến thức ở một số nội dung học sắp xếp chưa thật sự hợp lý (như ở sách Mỹ thuật lớp 4, 5, một số nội dung cần học trước lại xếp sau, bài đáng học sau thì xếp trước); Một số kênh hình chưa đảm bảo chất lượng như nhỏ, mờ… gây khó khăn cho học sinh khi quan sát, không những thế, một số tranh vẽ trong SGK Tự nhiên, Xã hội chưa phù hợp với đa số học sinh nông thôn…).

Tài liệu chỉnh sửa được phát miễn phí

Phó tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo Dục Nguyễn Minh Khang cho biết, đã chuyển 111.000 tờ rơi để chỉnh sửa 129 lỗi trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 11 về các sở GD-ĐT. Ông Khang cho hay, Nhà xuất bản Giáo Dục in theo số lượng đăng ký của các sở GD-ĐT. Trong đó, cấp tiểu học in 56.000 tờ, THCS: 34.000 tờ và THPT: 21.000 tờ.  Tất cả những tài liệu sửa lỗi sai trong SGK này được cung cấp miễn phí về các trường học để giáo viên hướng dẫn cho học sinh chỉnh sửa trong quá trình học.  Theo ông Lê Quán Tần, những tờ rời này được in theo từng khối lớp, tùy theo dung lượng mà có 1 hay nhiều trang. Ví dụ, lớp 6, 7, 8, 9 chỉ có 1 trang; lớp 10 phải in hơn 1 trang vì dung lượng sửa chữa lớn. Giáo viên dạy bộ môn nào sẽ hướng dẫn học sinh chỉnh sửa SGK bộ môn đó (nếu có).

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long khẳng định, việc đính chính kèm theo SGK là hết sức bình thường và nhiều nước cũng làm. Năm sau, Bộ GD-ĐT đề nghị Nhà xuất bản Giáo Dục cố gắng tổng hợp chỉnh sửa và phát hành luôn cùng SGK.

Nghiêm Huê

 “Chúng tôi phải tham mưu với lãnh đạo Bộ, phần sai – đúng, chỗ nào là của tác giả, chỗ nào do thẩm định, chỗ nào của các khâu trung gian…, chúng ta phải có kết luận để rút kinh nghiệm” – ông Lê Quán Tần nói.

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)