Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn hậu Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Trong quý I-2023, Đà Nng ghi nhn hơn 2.200 doanh nghip dng hot đng, tăng gn 1,5 ln so vi cùng k năm trưc, nhiu doanh nghip đang duy trì hot đng nhưng gp rt nhiu khó khăn trong sn xut, kinh doanh. Mt trong nhng nguyên nhân đưc cho là do sc chng chu b bào mòn sau đi dch Covid-19, tình hình kinh tế khó khăn, khó tiếp cn ngun vn vay…


Đơn hàng ca Công ty Phúc Châu Anh đang cn kit

Hot đng cm chng, không đ đt gãy chui sn xut

Hậu Covid-19, tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP.Đà Nẵng đối mặt với thách thức, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, có nhiều doanh nghiệp thay vì đóng cửa, ngừng hoạt động thì cố gắng cầm cự bằng cách cắt giảm nhân sự, hoạt động cầm chừng…

Ông Lý Phước Anh – đại diện Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Phúc Châu Anh (đóng tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang) – chia sẻ: “Có thể nói khó khăn là tình hình chung của các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Quý I năm 2023, đơn vị đang tiếp tục sản xuất một vài đơn đặt hàng còn tồn đọng từ năm 2022, tuy nhiên đến nay số đơn hàng đó đã vơi. Hàng hóa phục vụ ngành xây dựng chậm và rất ế. Cùng kỳ năm ngoái đơn vị tiêu thụ hàng trăm tấn hàng/tháng nhưng năm nay chỉ đạt 42-43 tấn, giảm hơn 50%”.

Ông Phước Anh cho rằng, điều này tác động tiêu cực đến cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Mặc dù, Công ty Phúc Châu Anh đang triển khai kế hoạch cho đội ngũ tiếp cận thị trường trực tiếp thay vì dựa vào các đại lý cấp 1 như trước đây tại thị trường các tỉnh, thành nhưng để duy trì, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp thì buộc phải cắt bớt lực lượng lao động không cần thiết.

“Mục tiêu trước mắt của doanh nghiệp là hoạt động cầm chừng, không để đứt gãy chuỗi sản xuất”, ông Phước Anh nói.

Là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo khuôn mẫu và gia công chi tiết trên máy CNC, EDM và các thiết bị hỗ trợ từ châu Âu, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Thịnh Lợi (đóng tại quận Ngũ Hành Sơn) cũng gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế suy thoái, đơn hàng sụt giảm.

Ông Nguyễn Thành Minh – Phó Giám đốc công ty – cho biết, so với cùng kỳ năm trước, hiện đơn hàng của đơn vị sụt giảm đến 50% nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. “Doanh nghiệp cấp 1 hoạt động chững lại kéo theo các doanh nghiệp vệ tinh bị ảnh hưởng. Sản xuất quý I năm 2023 của Công ty Minh Thịnh Lợi thậm chí thấp hơn thời điểm các năm đỉnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh”, ông Minh nói.

Cùng cảnh ngộ, ông Phạm Văn Bình – Phó Giám đốc điều hành Công ty TNHH Khả Tâm (đóng tại KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) – cho biết, là đơn vị cung ứng hệ thống làm lạnh cho các đơn vị xây dựng nhưng do tình hình bất động sản rơi vào trạng thái “ngủ đông”, các công trình xây dựng chậm triển khai và triển khai ít nên đơn hàng của doanh nghiệp bị sụt giảm đến 50% so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá vật liệu đầu vào lại tăng cao càng gây thêm khó khăn. Công ty buộc phải cắt giảm một phần nhân sự để duy trì hoạt động. Hiện còn 60 lao động được duy trì làm việc với thời gian tương đối và thu nhập cứng để đảm bảo cuộc sống.

Gn 2.400 doanh nghip “chết” và “chết lâm sàng”

Theo báo cáo của UBND TP.Đà Nẵng, chỉ số sản xuất công nghiệp IP trong 3 tháng đầu năm 2023 sụt giảm mạnh do nhiều doanh nghiệp không có đơn đặt hàng mới; giá nguyên vật liệu đầu vào duy trì ở mức cao; thị trường xuất khẩu không thuận lợi. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 3 tháng đầu năm 2023 ước giảm 3,3%, trong đó: Công nghiệp chế biến chế tạo giảm 4,9%; Sản xuất và phân phối điện giảm 3,1%. Về ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tính chung quý I năm 2023 giảm gần 4,9% so với cùng kỳ, kéo mức giảm bình quân toàn ngành xuống 3,3%. Một số ngành chủ lực có mức giảm sâu phải kể đến như: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (-29,2%); sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất (-22,9%); sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (-18,9%)…

Đáng chú ý, Đà Nẵng ghi nhận hơn 2.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động, 168 doanh nghiệp giải thể. Cũng trong quý I, Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký cho gần 800 doanh nghiệp, giảm gần 8%; 673 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm gần 42% so với cùng kỳ năm trước… Như vậy là số doanh nghiệp mới và doanh nghiệp hoạt động trở lại chỉ bằng 48% (tương đương 1.473 doanh nghiệp) so với số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể (tương đương 2.368 doanh nghiệp).


Nhiu doanh nghi Đà Nng hin nay ch duy trì công nhân hot đng cm chng

So với quý IV năm 2022, quý I năm nay có khoảng 50% doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn và hơn 25% doanh nghiệp dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều vấn đề thách thức…

Ông Lê Minh Tường – Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP.Đà Nẵng – cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sau dịch Covid-19, khả năng chống chịu bị bào mòn nên nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp dừng hoạt động. Phần lớn các doanh nghiệp dừng kinh doanh, giải thể có quy mô nhỏ, không kham nổi chi phí thuê mặt bằng và trả lương nhân viên. Một nguyên nhân khác là do doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền, nguồn vốn đang cạn kiệt, lãi suất cao và khả năng tiếp cận nguồn vốn gặp khó khăn, chi phí sản xuất tăng cộng với sức ép lạm phát. Bên cạnh đó nguồn cung khan hiếm, nguồn cầu sụt giảm đẩy doanh nghiệp đối mặt với khó khăn, nhất là với doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất nhập khẩu.

Ông Phạm Bắc Bình – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP.Đà Nẵng – phân tích, việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trước hết là do nhu cầu tiêu thụ giảm, ngược lại nguyên liệu đầu vào tăng. Doanh nghiệp và ngân hàng không “gặp nhau” tại một điểm. Ví dụ doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, lịch sử làm ăn tốt thì họ không cần vốn, trong khi đó những doanh nghiệp cần vốn thì làm ăn không tốt và vẫn vướng nợ ngân hàng nên khó có cơ hội được ngân hàng cho vay.

Theo ông Bình, chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp của Nhà nước là rất tốt tuy nhiên cần có cơ chế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cần vốn được vay vốn. Bởi vì, trong chính sách hỗ trợ lãi suất cho một số ngành nghề, cho doanh nghiệp thì lại giao toàn quyền cho ngân hàng thương mại nhưng ngân hàng cũng là một doanh nghiệp vì vậy khi xét hồ sơ cho vay, ngân hàng sẽ chỉ chọn doanh nghiệp có khả năng trả nợ. Như vậy, doanh nghiệp khó vẫn gặp khó…

Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)