Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Sức khỏe tinh thần của học sinh: Đang bị bỏ quên

Tạp Chí Giáo Dục

Sa sút v gic ng, th cht, lo âu, cm giác không bng bn bng bè… là nhng biu hin thưng gp v vn đ sc khe tinh thn (SKTT) hc sinh (HS). Nhng du hiu này đưc các chuyên gia chia s trong chương trình Điu em mun nói vi ch đ “Chăm sóc sc khe tinh thn cho tr em” do Hi đng Đi TP.HCM t chc mi đây.


Các bác sĩ và chuyên gia tâm lý chia s ti chương trình. Ảnh: Đ.Lan

Nhm ln ri lon sc khe tinh thn vi dy thì

TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Phó Giám đốc BV Nhi đồng 2 – cho biết, HS THCS là giai đoạn thay đổi về mặt thể chất, tâm lý, tinh thần, sinh lý. Những dấu hiệu rối loạn SKTT phổ biến thường gặp đó là cảm thấy rối loạn trong cư xử, cảm thấy vô dụng, học hành không như mong đợi của gia đình, không phấn đấu được bằng bạn bè; từ đó oán trách bản thân, thậm chí là có suy nghĩ tiêu cực.

“Một dấu hiệu khác rất rõ ràng trong các biểu hiện của sự sa sút SKTT là rối loạn giấc ngủ. Đây có thể coi là dấu hiệu đầu tiên, các em bước vào giấc ngủ khó khăn, trằn trọc. Ngoài ra, còn có các biểu hiện dễ dàng nhận thấy như bản thân luôn cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, hay đổ mồ hôi, mắt có thể nhìn kém hơn, tay cầm bút run. Nhận diện được những biểu hiện này sẽ giúp các em cũng như gia đình, nhà trường xử lý được, không để các vấn đề bị trượt dài…”, BS Ngọc Thạch bổ sung thêm.

Tiến sĩ (TS) tâm lý Tô Nhi A nhận định, lực lượng hỗ trợ các em vượt qua các vấn đề trong câu chuyện này là người lớn, song đẩy vấn đề SKTT của các em đi xa hay không cũng do người lớn. SKTT đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, tuy nhiên phụ huynh hiện nay chủ yếu mới quan tâm nhiều đến sức khỏe thể chất. Nhiều phụ huynh còn coi nhẹ những dấu hiệu rối loạn SKTT ở trẻ, coi đó chỉ là dấu hiệu của dậy thì. Chính sự coi nhẹ dẫn đến những diễn biến thực sự nguy hại cho các em.

Chỉ ra các nhóm vấn đề thường gặp trong rối loạn SKTT ở HS, TS. Nhi A thông tin, độ tuổi dậy thì ngoài yếu tố bất ổn và mất cân bằng về mặt sinh học, thì yếu tố tâm lý cũng cực kỳ nhạy cảm để định vị cái tôi, khẳng định bản thân mình. Điều nguy hại ở chỗ định nghĩa “cái hơn”, định nghĩa về “định vị cái tôi” của các em còn nằm ở các giá trị bề ngoài và coi những điều đó là thước đo khẳng định giá trị bản thân. Cảm giác vô dụng xuất hiện khi các em cảm thấy mình không bằng bạn bằng bè. Sự gắn kết của bản thân với gia đình không chặt chẽ, các em luôn cảm thấy ba mẹ không hiểu mình nên không thể chia sẻ những vấn đề của bản thân với ba mẹ, thay vào đó lại tìm đến bạn bè dẫn đến nảy sinh ra sự không hài lòng trong các mối quan hệ xã hội.

Cũng theo TS. Nhi A, các rối loạn tinh thần còn đến từ áp lực về thành tích, kết quả học tập, những rung động đầu đời, lúng túng với những cảm xúc đầu đời. Đặc biệt đó là vấn đề về thể chất, bởi không có một SKTT nào tốt nếu như điều kiện về thể trạng, thể chất không khỏe mạnh. Song thực tế thì lối sống lành mạnh, dinh dưỡng thể dục thể thao trong lứa tuổi HS còn tồn tại những mảng màu tối…

“Ngoài sự phát triển về sinh học, tuổi dậy thì, nguyên nhân dẫn đến các vấn đề SKTT ở HS chủ yếu nằm ở chỗ các em chưa có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể điều tiết những tâm tư tình cảm của bản thân với các đối tượng xung quanh từ gia đình, bạn bè, thầy cô, xã hội…”, TS. Nhi A chỉ rõ.

Sn sàng tâm thế đón nhn vn đ ca tr

BS Ngọc Thạch cho rằng, các vấn đề SKTT ở trẻ nếu ngay từ đầu không được can thiệp sớm, không có sự chia sẻ kịp thời có thể trở thành bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Các bệnh lý tâm thần này để can thiệp cần đến thời gian lâu dài, không chỉ là sự can thiệp sâu của tâm lý trị liệu mà còn phải kết hợp đến sự hỗ trợ của thuốc.

“Các nhận xét về ngoại hình, thất vọng về bản thân trong học tập cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến một HS rơi vào trạng thái bất ổn về SKTT. Vậy nên nếu gia đình, nhà trường không có sự can thiệp, hỗ trợ kịp thời sẽ rất dễ nguy hiểm cho trẻ”, BS Ngọc Thạch nói.

Cũng theo BS Ngọc Thạch, để hiểu hơn về SKTT, phụ huynh, nhà trường có thể tìm hiểu thông tin trên các trang web của các BV nhi, các trang web chính thống về tâm lý.

KHONG 20% HC SINH GP VN Đ 
S
C KHE TINH THN

Theo BS Phạm Ngọc Thanh – Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng, ĐH Oxford, các nghiên cứu về SKTT ở HS cho thấy, tỷ lệ gặp các vấn đề SKTT ở HS dao động từ 8-20%, ở Việt Nam là khoảng 20%. SKTT rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhưng rất tiếc cha mẹ chỉ quan tâm đến vấn đề nuôi dưỡng con làm sao đủ chất dinh dưỡng để phát triển về thể chất, muốn cho con học giỏi, chưa quan tâm lắm đến vấn đề cảm xúc. Vì vậy cha mẹ nên dành thời gian tâm sự với con, nhất là lứa tuổi HS cấp 2, 3; đồng thời nên tạo không khí gia đình vui vẻ, làm gương cho các con. Về phía nhà trường, giáo viên cũng cần giúp HS kiểm soát được cảm xúc, làm gương để các em kiểm soát cảm xúc, tạo ra các giờ học vui vẻ, tránh áp lực cho HS.

TS. Nhi A cho rằng, độ tuổi HS, nhất là từ cấp II trở đi, nhiều khi các em “thổi phồng” nỗi buồn của mình. Gặp nỗi buồn, vấn đề hãy tìm cách chia sẻ với nhà trường, thầy cô, nếu không thể trực tiếp thì có thể chia sẻ gián tiếp trên những trang Fanpage chính thống của các trường, các trang online có độ tin cậy.

“Trong thời đại 4.0, các em dễ dàng chia sẻ những vấn đề của mình để tìm sự hỗ trợ. Tuy nhiên, phải có bộ lọc khi tiếp cận với những trang web, đặc biệt là các trang online. Quan trọng là nên được thực hiện bằng cách hành động thực tế. Hãy cố gắng kết nối với bạn bè, thầy cô trực tiếp càng nhiều càng tốt”, TS. Nhi A khuyên.

Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe thể chất, phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến việc khởi tạo cho trẻ một SKTT thật khỏe mạnh. Cha mẹ luôn sẵn sàng tâm thế đón nhận các vấn đề của con để bình tĩnh tìm kiếm phương án phù hợp hỗ trợ trẻ. Hãy nuôi dưỡng càng sớm càng tốt một kết nối gia đình. Không cần nhiều nhưng phải đều đặn mỗi ngày như một lời chào buổi sáng, một bữa ăn buổi tối trò chuyện cùng nhau. Điều này sẽ trở thành sợi dây neo cực kỳ quan trọng khi các con gặp những chênh chao về mặt tâm lý…

Đ Lan

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)