Trao đổi thông tin và đưa tin trung thực nhưng cần tế nhị bảo vệ bí mật nghề nghiệp của đối tác thì mới có sự hợp tác lâu dài, tạo niềm tin bền vững giữa doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí – một quy luật hay nguyên tắc bất thành văn.
Nắm được thông tin là coi như nắm được chìa khóa mở toang các cánh cửa trên chặng đường của mỗi người. Tin tức từ các cơ quan truyền thông chính thức là một nguồn thông tin quý giá nếu chúng ta khéo chắt lọc để mang lại sức mạnh tri thức, khả năng dự báo, dự đoán, hiểu biết trước một bước theo nghĩa "có thông tin là ưu thế sức/mạnh của sự thông hiểu"!
Có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp phải bỏ tiền túi ra để mua thông tin. Cái khó trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay là làm cách nào để chọn lọc và xử lý thông tin tốt nhất, có lợi nhất đối với bản thân hay doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào khả năng phân tích, tổng hợp, nhận định của mỗi người đọc. Ngoài ra, vấn đề khác là thời gian xử lý thông tin, sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đa dạng cách xử lý thông tin
Có anh bạn kinh doanh bất động sản rất thành công, ngày nào cũng đọc hàng chục báo, thậm chí không bỏ sót tin tức nào nổi bật, tiêu biểu trong ngày. Anh cho rằng thông tin chính là "tiền". Chính nhờ kênh báo đài, kết hợp với các loại thông tin thu thập từ nhiều kênh khác, kể cả "thông tấn vỉa hè" và "café, quán nhậu", anh này chắt lọc được những thông tin đắt giá về quy hoạch, về xu thế đầu tư, phân khúc thị trường… để từ đó đưa ra quyết sách đầu tư hiệu quả.
Có anh bạn khác thì quyết tâm chỉ đọc vài tờ báo do tự mình chọn lọc và tin cậy. Anh không thèm đọc báo khác vì cho rằng, chẳng có gì khác biệt hay mới mẻ so với 2-3 tờ báo anh đang đọc hàng ngày. Thế là đủ, đỡ mất thời gian lại tránh nguy cơ nhiễu thông tin!
Một anh bạn khác lại có thói quen xử lý thông tin ngược. Mỗi khi báo đài đồng loạt đưa tin về việc gì, anh ta thường suy luận theo chiều ngược lại. Ví như, nếu có quan chức ngân hàng tuyên bố: "ngân hàng sẽ không điều chỉnh tỷ giá, không tăng lãi suất… ", anh lập tức cho rằng sắp tới sẽ có biến động tỷ giá và lãi suất! Nếu có vị quan chức nào tuyên bố là giá xăng, giá điện… sẽ không tăng, anh suy ra ngay rằng, phải có điều gì khuất tất bên trong…
Có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp phải bỏ tiền túi ra để mua thông tin. Cái khó trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay là làm cách nào để chọn lọc và xử lý thông tin tốt nhất, có lợi nhất đối với bản thân hay doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào khả năng phân tích, tổng hợp, nhận định của mỗi người đọc. Ngoài ra, vấn đề khác là thời gian xử lý thông tin, sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đa dạng cách xử lý thông tin
Có anh bạn kinh doanh bất động sản rất thành công, ngày nào cũng đọc hàng chục báo, thậm chí không bỏ sót tin tức nào nổi bật, tiêu biểu trong ngày. Anh cho rằng thông tin chính là "tiền". Chính nhờ kênh báo đài, kết hợp với các loại thông tin thu thập từ nhiều kênh khác, kể cả "thông tấn vỉa hè" và "café, quán nhậu", anh này chắt lọc được những thông tin đắt giá về quy hoạch, về xu thế đầu tư, phân khúc thị trường… để từ đó đưa ra quyết sách đầu tư hiệu quả.
Có anh bạn khác thì quyết tâm chỉ đọc vài tờ báo do tự mình chọn lọc và tin cậy. Anh không thèm đọc báo khác vì cho rằng, chẳng có gì khác biệt hay mới mẻ so với 2-3 tờ báo anh đang đọc hàng ngày. Thế là đủ, đỡ mất thời gian lại tránh nguy cơ nhiễu thông tin!
Một anh bạn khác lại có thói quen xử lý thông tin ngược. Mỗi khi báo đài đồng loạt đưa tin về việc gì, anh ta thường suy luận theo chiều ngược lại. Ví như, nếu có quan chức ngân hàng tuyên bố: "ngân hàng sẽ không điều chỉnh tỷ giá, không tăng lãi suất… ", anh lập tức cho rằng sắp tới sẽ có biến động tỷ giá và lãi suất! Nếu có vị quan chức nào tuyên bố là giá xăng, giá điện… sẽ không tăng, anh suy ra ngay rằng, phải có điều gì khuất tất bên trong…
Đối với doanh nghiệp, thông tin lại càng quý giá. Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới, về môi trường kinh doanh luôn biến động; thông tin về đấu thầu, cạnh tranh, chủ trương chính sách mới của Nhà nước, các luật lệ kinh doanh mới ra đời… đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật nhờ báo chí.
Thông tin đó có thể do một phòng, ban tham mưu, tổng hợp; hoặc ban lãnh đạo phải có người trực tiếp nghiên cứu để chuyển tới người đứng đầu doanh nghiệp.
Có công ty chuyên nghiệp hơn, chấp nhận tốn kém khi chi tiền mua thông tin tổng hợp, mua các báo cáo chuyên nghiệp (business reports) từ các đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường và chấp nhận bỏ một khoản lớn thuê chuyên gia tư vấn, hướng dẫn, hoạch định cho các chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
Một số doanh nghiệp và doanh nhân khác chọn cách chủ động tham gia tích cực hơn vào các hiệp hội, diễn đàn, các sân chơi đa dạng như hội chợ thương mại, triển lãm trưng bày sản phẩm, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên, đấu giá và phát động chương trình làm từ thiện, giao lưu văn hóa – thương mại..v.v..
Cân bằng mục tiêu quảng bá và giữ bí mật thông tin
Có khá nhiều cá nhân và doanh nghiệp, sau một thời gian dành khá nhiều kinh phí để tham gia các hoạt động tiếp thị quảng bá, một số hình thức PR (public relation – quan hệ công chúng), hội chợ thương mại, tài trợ, diễn đàn báo chí… đã lặng lẽ thay đổi kế hoạch bằng cách đầu tư vào khách hàng cụ thể nhằm đạt mục tiêu doanh số và lợi nhuận rõ ràng hơn.
Lý do khác, có thể họ cảm thấy một số thông tin doanh nghiệp khi ra tới cộng đồng hay báo chí sẽ không có lợi cho doanh nghiệp, thậm chí còn lộ cả bí mật kinh doanh của mình!
Thông tin đó có thể do một phòng, ban tham mưu, tổng hợp; hoặc ban lãnh đạo phải có người trực tiếp nghiên cứu để chuyển tới người đứng đầu doanh nghiệp.
Có công ty chuyên nghiệp hơn, chấp nhận tốn kém khi chi tiền mua thông tin tổng hợp, mua các báo cáo chuyên nghiệp (business reports) từ các đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường và chấp nhận bỏ một khoản lớn thuê chuyên gia tư vấn, hướng dẫn, hoạch định cho các chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
Một số doanh nghiệp và doanh nhân khác chọn cách chủ động tham gia tích cực hơn vào các hiệp hội, diễn đàn, các sân chơi đa dạng như hội chợ thương mại, triển lãm trưng bày sản phẩm, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên, đấu giá và phát động chương trình làm từ thiện, giao lưu văn hóa – thương mại..v.v..
Cân bằng mục tiêu quảng bá và giữ bí mật thông tin
Có khá nhiều cá nhân và doanh nghiệp, sau một thời gian dành khá nhiều kinh phí để tham gia các hoạt động tiếp thị quảng bá, một số hình thức PR (public relation – quan hệ công chúng), hội chợ thương mại, tài trợ, diễn đàn báo chí… đã lặng lẽ thay đổi kế hoạch bằng cách đầu tư vào khách hàng cụ thể nhằm đạt mục tiêu doanh số và lợi nhuận rõ ràng hơn.
Lý do khác, có thể họ cảm thấy một số thông tin doanh nghiệp khi ra tới cộng đồng hay báo chí sẽ không có lợi cho doanh nghiệp, thậm chí còn lộ cả bí mật kinh doanh của mình!
Một số quan chức và doanh nghiệp phải ngậm ngùi… rút kinh nghiệm khi trót nói ra thông tin, mà qua "bộ xử lý" của vài báo đài, đã không còn giữ nguyên thông điệp ban đầu! Đôi khi, nó bị biến dạng khó hiểu thành các ý khác, thậm chí trái ngược hẳn ý đồ ban đầu của tác giả!
Ví dụ, một vị bác sĩ có chức sắc khi phát biểu về lĩnh vực của mình với báo chí có đoạn: "… cái này tôi nói riêng với nhà báo... thôi xin các anh đừng đăng. Nói thật, trình độ các bác sĩ trong thành phố ta còn nhiều hạn chế…".
Hôm sau, báo đăng: "bác sĩ Nguyễn Văn A cho rằng trình độ các bác sĩ của thành phố ta có quá nhiều hạn chế…"!!!
Hay các báo đã dẫn chứng thông tin quá cụ thể như tên người phát biểu, tên doanh nghiệp..v.v.. đôi khi có thể làm lộ bí mật nghề nghiệp của họ.
Chẳng hạn, tại một buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và hải quan, cơ quan thuế, ngân hàng, doanh nhân đứng lên phát biểu về những khó khăn của doanh nghiệp để được tháo gỡ phần nào… Hôm sau, có báo đăng nguyên xi tên người, tên công ty… Hệ quả là, nhiều khả năng doanh nghiệp này sẽ bị đối tác xem xét lại hợp đồng, mối quan hệ kinh doanh…
Làm gì để tận dụng tốt kênh truyền thông?
Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp nhỏ, không có kinh phí lớn để quảng cáo trên báo đài, nhưng nếu khéo léo đi đường vòng, thông qua các diễn đàn, giao lưu kết nối thương mại, kênh tài trợ từ thiện..v.v.. vẫn có thể mượn lực từ các kênh thông tin truyền thông và báo chí để quảng bá.
Ví dụ, tự gõ cửa báo chí để đăng tin quảng cáo, chi phí thường rất cao. Tuy nhiên, nếu lĩnh vực, sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với một kênh truyền thông, báo chí nào đó (bạn phải tự tìm ra), thì họ rất sẵn lòng để đưa tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn như một nội dung chương trình cần phải có của chính họ!
Khi đó, bạn không tốn tiền quảng bá mà chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin cho người viết bài, người quay phim!
Lúc này, vấn đề chính là win – win strategy (chiến lược đôi bên cùng có lợi) giữa doanh nghiệp và truyền thông – báo chí. Và một thông tin tốt trên báo đài có thể giúp doanh nghiệp tăng nhanh doanh số bán hàng đến bất ngờ!
Sau cùng, trong mọi trường hợp, cả doanh nghiệp và nhà báo, cơ quan truyền thông đều cần có chính là, dù thông tin có giá trị đến đâu cũng cần trung thực và đặt đạo đức nghề nghiệp trên hết.
Trao đổi thông tin và đưa tin trung thực nhưng cũng phải có cách tế nhị để bảo vệ bí mật nghề nghiệp của đối tác thì mới có sự hợp tác lâu dài, tạo niềm tin bền vững giữa doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí, một quy luật hay nguyên tắc bất thành văn.
Quyền năng thông tin báo chí có là sức mạnh lan tỏa như một quyền lực thứ tư của xã hội và có tính lợi – hại hay không cũng từ đó mà ra!
Ví dụ, một vị bác sĩ có chức sắc khi phát biểu về lĩnh vực của mình với báo chí có đoạn: "… cái này tôi nói riêng với nhà báo... thôi xin các anh đừng đăng. Nói thật, trình độ các bác sĩ trong thành phố ta còn nhiều hạn chế…".
Hôm sau, báo đăng: "bác sĩ Nguyễn Văn A cho rằng trình độ các bác sĩ của thành phố ta có quá nhiều hạn chế…"!!!
Hay các báo đã dẫn chứng thông tin quá cụ thể như tên người phát biểu, tên doanh nghiệp..v.v.. đôi khi có thể làm lộ bí mật nghề nghiệp của họ.
Chẳng hạn, tại một buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và hải quan, cơ quan thuế, ngân hàng, doanh nhân đứng lên phát biểu về những khó khăn của doanh nghiệp để được tháo gỡ phần nào… Hôm sau, có báo đăng nguyên xi tên người, tên công ty… Hệ quả là, nhiều khả năng doanh nghiệp này sẽ bị đối tác xem xét lại hợp đồng, mối quan hệ kinh doanh…
Làm gì để tận dụng tốt kênh truyền thông?
Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp nhỏ, không có kinh phí lớn để quảng cáo trên báo đài, nhưng nếu khéo léo đi đường vòng, thông qua các diễn đàn, giao lưu kết nối thương mại, kênh tài trợ từ thiện..v.v.. vẫn có thể mượn lực từ các kênh thông tin truyền thông và báo chí để quảng bá.
Ví dụ, tự gõ cửa báo chí để đăng tin quảng cáo, chi phí thường rất cao. Tuy nhiên, nếu lĩnh vực, sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với một kênh truyền thông, báo chí nào đó (bạn phải tự tìm ra), thì họ rất sẵn lòng để đưa tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn như một nội dung chương trình cần phải có của chính họ!
Khi đó, bạn không tốn tiền quảng bá mà chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin cho người viết bài, người quay phim!
Lúc này, vấn đề chính là win – win strategy (chiến lược đôi bên cùng có lợi) giữa doanh nghiệp và truyền thông – báo chí. Và một thông tin tốt trên báo đài có thể giúp doanh nghiệp tăng nhanh doanh số bán hàng đến bất ngờ!
Sau cùng, trong mọi trường hợp, cả doanh nghiệp và nhà báo, cơ quan truyền thông đều cần có chính là, dù thông tin có giá trị đến đâu cũng cần trung thực và đặt đạo đức nghề nghiệp trên hết.
Trao đổi thông tin và đưa tin trung thực nhưng cũng phải có cách tế nhị để bảo vệ bí mật nghề nghiệp của đối tác thì mới có sự hợp tác lâu dài, tạo niềm tin bền vững giữa doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí, một quy luật hay nguyên tắc bất thành văn.
Quyền năng thông tin báo chí có là sức mạnh lan tỏa như một quyền lực thứ tư của xã hội và có tính lợi – hại hay không cũng từ đó mà ra!
Theo VEF
Bình luận (0)