Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Sức sống của cải lương lịch sử!

Tạp Chí Giáo Dục

Sân khu ci lương nhng năm qua đã dàn dng hàng trăm v din v đ tài lch s, trong đó có rt nhiu v gây tiếng vang, đng thi to du n đc bit cho nhiu thế h ngh sĩ. Có th nói ci lương lch s là đ tài có sc sng rt bn lâu!


Cnh trong v “Bão táp nguyên phong”

1. Lịch sử hào hùng của dân tộc luôn là niềm cảm hứng bất tận cho các loại hình nghệ thuật, trong đó có sân khấu cải lương. Theo đạo diễn Lê Nguyên Đạt, sân khấu cải lương có nhiều vở diễn từ hiện đại cho đến sử xưa. Một số vở tiêu biểu đã được ghi nhận như Tiếng trống Mê Linh, Nhụy Kiều tướng quân, Thái hậu Dương Vân Nga, Câu thơ yên ngựa, Bức ngôn đồ Đại Việt, Má hồng soi kiếm bạc… Sau này cũng có những vở nói về Bác Hồ hay các nhân vật anh hùng cách mạng như Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai… đã để lại những cảm xúc đầy tự hào trong lòng người hâm mộ, đồng thời tạo nên những dấu ấn khó quên với những vai diễn nhân vật lịch sử trên sân khấu.

Sân khấu Huỳnh Long cũng có kế hoạch tái dựng vở Mặt trời đêm thế kỷ của cố soạn giả Bạch Mai viết về nhân vật Nguyễn Huệ. Trong số những vở diễn sân khấu về đề tài lịch sử có sức lan tỏa rộng, phải kể đến những tác phẩm của hai thương hiệu lớn là Minh Tơ, Huỳnh Long như: Câu thơ yên ngựa, Tô Hiến Thành xử án, Ngọn lửa Thăng Long, Anh hùng bán than, Trưng Nữ Vương, Xuân về trên đỉnh Mã Phi… Đây không chỉ là những vở cải lương tuồng cổ mẫu mực mà còn là những bản anh hùng ca về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm và khát vọng bảo vệ hòa bình của dân tộc Việt Nam trên sân khấu của một bộ môn nghệ thuật đặc sắc.


Cnh trong v “Xuân v trên đt Thăng Long”

2. Mới đây, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang đã công diễn vở cải lương nói về người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực Huyền thoại anh hùng, đây là một trong 4 vở diễn đã xuất sắc được nhận huy chương vàng của “Hội thi tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời đề cương về văn hóa Việt Nam”.

Huyền thoại anh hùng là vở diễn được dàn dựng bởi đạo diễn Hoàng Duẩn, một cái tên luôn có “duyên” với những vở diễn mang tính lịch sử. Vở đã chọn lát cắt tiêu biểu nhất để phát triển các tình huống của nhân vật chính. Bắt đầu là không khí chiến thắng của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã chiếm đồn Rạch Giá, trong tiếng nhạc hào hùng. Thế nhưng, liền sau đó là tiếng cấp báo từ khắp các cánh quân báo về, nhiều nghĩa quân, tướng sĩ lâm trận đã hy sinh, tình thế cấp bách buộc Nguyễn Trung Trực phải hành động gấp.

Vì muốn vị chủ tướng phải sống để tiếp tục đấu tranh trong công cuộc chống Pháp, Lâm Quang Ky đã quyết định hy sinh thân mình hòng qua mặt giặc để chủ tướng Nguyễn Trung Trực lui về Phú Quốc. Cảnh trao lại áo choàng của Nguyễn Trung Trực và Lâm Quang Ky đã lấy đi nhiều nước mắt của khán giả, bởi cách xử lý tình tiết đặc sắc của đạo diễn và tài năng biểu diễn của hai diễn viên Nguyễn Văn Khởi (vai Nguyễn Trung Trực) và Hoàng Quốc Thanh (vai Lâm Quang Ky).

Chứng kiến người dân bị đàn áp, mỗi ngày chúng bắn thêm vài người nếu Nguyễn Trung Trực không đầu hàng nên ông đã chấp nhận để giặc bắt trong cuộc chiến cuối cùng… Ngày 27-10-1868, thực dân Pháp đã xử chém ông tại Rạch Giá, khi mới 30 tuổi và Nguyễn Trung Trực đã trở thành tượng đài trong lòng dân tộc.

Với cách dàn dựng hiện đại, tiết tấu nhanh, những câu vọng cổ được đặt đúng vị trí cần thiết, cộng với những chất liệu âm nhạc đặc sắc, diễn xuất chín muồi của các diễn viên, vở diễn đã tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả…


Cnh trong v “Huyn thoi anh hùng”

Những ngày qua, vở cải lương tuồng cổ lịch sử Xuân về trên đất Thăng Long do nghệ sĩ Bạch Long đạo diễn trên Sân khấu Đồng Ấu Bạch Long đã thu hút đông đảo khán giả trẻ. Cách giới thiệu từng nhân vật của đạo diễn Bạch Long rất ấn tượng, mỗi nhân vật xuất hiện với một màn vũ đạo độc đáo, cách này đã nhận được nhiều tràng vỗ tay của khán giả…

Vở cải lương tuồng cổ được dàn dựng với nhiều nét mới, từ âm thanh, ánh sáng, cảnh trí và nhất là các nghệ sĩ đang miệt mài cố gắng ngày đêm gìn giữ và phát huy bộ môn cải lương tuồng cổ độc đáo này.

Khen nghệ sĩ Bạch Long trong vai trò đạo diễn hay khen anh trong vai trò “người đưa đò” khi anh mài giũa và dìu dắt từng em học trò để được bước ra sân khấu trình diễn hình như có một chút gì đó dư thừa, bởi tài năng và đạo đức làm nghề của anh đã được minh chứng hơn 50 năm trên sân khấu qua các vai diễn cải lương lịch sử: Kim Đồng, Trần Quốc Toản ra quân, Bão táp nguyên phong, Hầu nhi cứu chủ, Tiểu anh hùng Nam Quốc…

Xem trọn vở tuồng, khán giả đã bắt gặp một Bùi Thị Xuân của NSƯT Tú Sương thật xuất thần với phần ca, hát, diễn, vũ đạo rồi múa song kiếm của một nữ tướng. NSƯT Trinh Trinh sáng rực trong vai Ngọc Hân công chúa, phối hợp cùng Quang Trung (Kim Nhuận Phát) trong các lớp diễn làm người xem mãn nhãn.

Bên cạnh sự tỏa sáng của các nghệ sĩ trẻ còn có sự góp mặt của kép độc Chí Bảo, xem anh diễn cứ nhớ lại thời vàng son của đoàn Minh Tơ khi anh cùng với cố NSND Thanh Tòng, Công Minh, Thanh Sơn, Hữu Cảnh… đã làm nên những vở tuồng cổ lịch sử đi vào lòng người.

3. Tuy nhiên, vẫn còn đó một chút băn khoăn bởi hiện nay, các đơn vị sân khấu rất “khát” kịch bản cải lương mới lấy cảm hứng từ sử Việt, một thực tế là các sân khấu đều dựng lại các vở cũ do các tác giả hiện nay không mặn mà viết kịch bản sử Việt.

Tác giả Vương Huyền Cơ cho rằng: “Đã viết kịch bản thì khó lòng không hư cấu, và tất nhiên người viết thường chọn những điểm nào “không rõ ràng” trong chính sử để chen ngòi bút sáng tạo của mình vào. Tuy nhiên, hư cấu như thế nào để nâng tầm nhân vật lên, chứ không thể làm mất cái đẹp của nhân vật. Đặc biệt với những nhân vật lịch sử đã có bề dày như Nguyễn Trãi, Lê Văn Duyệt… thì không nên để cho hậu thế hiểu sai lệch về tiền nhân, làm mất đi cảm xúc và sự tôn thờ, hóa ra chúng ta có tội với tiền nhân”.

Theo đạo diễn Lê Nguyên Đạt, con đường cải lương lịch sử chắc chắn không dễ đi, nhưng anh đã và sẽ nỗ lực để có thêm nhiều vở hay cho công chúng thưởng thức trong thời gian tới. Hy vọng trong tương lai gần, làng sân khấu sẽ cho ra mắt nhiều vở cải lương sử Việt chất lượng và tạo được dấu ấn mạnh mẽ. Hiện anh đang làm việc với một số đoàn nghệ thuật để hướng đến phát triển mảng này.

Anh Khôi

 

 

 

 

Bình luận (0)