Đặc biệt, có hai dòng suối chạy song song kéo dài hàng chục km rồi đổ ra sông Sê San. Suối Đôi có diện tích khá lớn, có thể trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng rộng từ 700 ha đến 1.000 ha.
Mới đây, đoàn khảo sát tài nguyên du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đi thực tế tại tuyến biên giới. Trong chuyến đi này, đoàn rất ấn tượng về Suối Đôi thuộc địa phận xã Ia Dom, huyện Đức Cơ. Tiến sĩ Lương Bài – người được mời tham gia cùng đoàn nhận định: “Đây có thể là điểm nhấn, mở ra một triển vọng lớn để phát triển kinh tế du lịch phía Tây của tỉnh”.
Sở dĩ khu vực Suối Đôi được các nhà quản lý và chuyên môn về du lịch quan tâm, đánh giá cao vì đây là nơi có những cảnh đẹp kỳ vĩ với cả một quần thể núi đá vôi, những khu rừng già bạt ngàn xanh thẳm, đan xen nhiều tầng; hệ thống sông suối, thác nước tuôn chảy quanh năm…
Suối Đôi, sự hy vọng của ngành du lịch Gia Lai. |
Đặc biệt, có hai dòng suối chạy song song kéo dài hàng chục km rồi đổ ra sông Sê San. Suối Đôi có diện tích khá lớn, có thể trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng rộng từ 700 ha đến 1.000 ha. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, tài nguyên rừng và hệ động – thực vật đa dạng, phong phú, nơi này cũng có thể tạo ra các sản phẩm du lịch và loại hình dịch vụ du lịch độc đáo về lưu trú, nghỉ dưỡng, học tập, giải trí.
Nếu được quy hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, khu du lịch Suối Đôi sẽ có lợi thế do nằm cạnh Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Từ vùng sinh thái này, du khách có thể tiếp tục hành trình trên con đường Trường Sơn huyền thoại hoặc theo đường 78 sang khu vực Đông Bắc Campuchia.
Nếu được quy hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, khu du lịch Suối Đôi sẽ có lợi thế do nằm cạnh Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Từ vùng sinh thái này, du khách có thể tiếp tục hành trình trên con đường Trường Sơn huyền thoại hoặc theo đường 78 sang khu vực Đông Bắc Campuchia.
Đồng thời, được điền dã, thực địa, đắm mình trong nét đẹp của các hoạt động văn hóa dân gian, các món ẩm thực độc đáo như rượu ghè, cơm ống nứa, cá từ lưu vực sông Sê San; mua sắm các mặt hàng lưu niệm từ làng nghề truyền thống như vải thổ cẩm, đồ đan bằng mây tre, dự lễ hội đâm trâu, đánh cồng chiêng và hát dân ca, các trò chơi dân gian của các buôn làng người Jrai bản địa dọc tuyến biên giới.
Theo Báo Gia Lai
Bình luận (0)