Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Sưu tập tem truyện dân gian – một hình thức ngoại khóa bổ ích

Tạp Chí Giáo Dục

Trong chương trình ng văn mi bc THCS và THPT có phn văn hc dân gian vi nhiu bài dy c th v các th loi truyn c dân gian: thn thoi, truyn thuyết, truyn c tích… Hin Công ty Tem Bưu chính Vit Nam đã phát hành nhiu b tem tái hin các truyn c dân gian đưc dy trong chương trình, giáo viên ng văn có th qua hot đng sưu tp các b tem v truyn c dân gian, kết hp hình thc ngoi khóa, to thêm sân chơi b ích cho hc sinh.

Truyện cổ dân gian đậm nét văn hóa, văn học dân gian liên quan tới thời kỳ vua Hùng đã được thể hiện trên nhiều bộ tem bưu chính, là mảnh ghép độc đáo trong tấm thảm đa sắc màu được dệt lên trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, khẳng định truyện cổ dân gian Việt Nam vẫn luôn có vị thế quan trọng, giá trị nhân văn, ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Có 11 bộ tem về truyện dân gian đã được phát hành trong nhiều năm qua gồm các thể loại thần thoại – truyền thuyết và truyện cổ tích.


B 8 tem liên hoàn “Sơn Tinh, Thy Tinh”

Bộ tem đầu tiên được phát hành năm 1987 là “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, gồm 8 mẫu được in liên hoàn theo hàng ngang. Truyện mượn hình ảnh hai vị thần núi, thần nước cùng cầu hôn công chúa Mỵ Nương thời Hùng Vương thứ 18 để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm xảy ra trên lưu vực đồng bằng Bắc Bộ và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thủy tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.


B
 tem “Thánh Gióng”

Tiếp đó là bộ tem “Thánh Gióng” gồm 5 mẫu, phát hành năm 1989, tác giả đã khắc họa hình ảnh người anh hùng làng Gióng có công chống giặc ngoại xâm, giữ nước thời vua Hùng Vương thứ 6, thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc.


B
 tem “Lc Long Quân – Âu Cơ”

Một bộ tem đáng chú ý khác là “Lạc Long Quân – Âu Cơ” ra mắt đúng dịp Giỗ tổ Hùng Vương năm 2000, bao gồm 6 mẫu, với các hình ảnh về nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên” của dân tộc Việt Nam, sự nghiệp dựng nước và mở mang bờ cõi nước Việt có từ buổi Lạc Long Quân cùng Âu Cơ khai sơn, lập địa. Bộ tem thể hiện đậm nét truyền thống đoàn kết, gắn bó như anh em “đồng bào” của các dân tộc Việt Nam, những người cùng được sinh ra từ “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ.


B
 tem “S tích tru cau”

Ba bộ tem khác về “Sự tích trầu cau”, “Sự tích quả dưa hấu” và “Sự tích Hồ Gươm” cũng mang dáng dấp truyền thuyết khi liên quan đến các sự kiện lịch sử của dân tộc. Theo đó, bộ tem “Sự tích trầu cau” 1 tờ gồm 4 tem ra đời năm 1995 đã huyền ảo hóa nguồn gốc của dây trầu, cây cau, đồng thời phản ánh tục lệ ăn trầu của người Việt cổ từ thời vua Hùng và phong tục sử dụng trầu cau trong cúng giỗ, lễ nghi hôn nhân từ thời xa xưa còn lưu truyền đến tận ngày nay.


B
 tem “S tích qu dưa hu”

Năm 2021, nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, công ty tem tái hiện sinh động truyện dân gian “Sự tích quả dưa hấu” qua bộ tem gồm 4 mẫu và 1 block; được thiết kế theo bố cục liên hoàn, ca ngợi nhân vật Mai An Tiêm với tinh thần chăm chỉ và cần cù lao động, quyết tâm vượt lên nghịch cảnh. Truyện còn lan tỏa bài học về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống.


B
 tem “S tích H Gươm”

Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” gồm 2 tem phát hành năm 1998 ca ngợi chiến công oanh liệt đại thắng quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do vua Lê Lợi lãnh đạo vào thế kỷ XV và giải thích nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) ở thủ đô Hà Nội ngày nay.


B
 tem “Tm Cám”

Cạnh đó, còn các bộ tem tái hiện các truyện cổ tích được phát hành. Cụ thể, bộ 6 tem “Tấm Cám” phát hành năm 1993, giới thiệu một trong những truyện cổ tích đặc sắc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Sự biến đổi lần lượt qua các hình tượng của Tấm chính là cuộc đấu tranh giữa điều thiện với cái ác, qua các mâu thuẫn và xung đột gia đình trong bối cảnh xã hội xưa. Và trên tất cả là ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Bộ tem còn thể hiện nhiều hình ảnh đặc trưng bản sắc văn hóa Việt, như áo tứ thân, nón quai thao, cây đa, giếng nước…


B
 tem “Thch Sanh”

Bộ tem “Thạch Sanh” phát hành năm 1990, gồm 1 tờ 6 tem, thể hiện hình ảnh người anh hùng diệt trăn tinh, đại bàng cứu người, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo lý cuộc đời, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta.

Bộ tem “Quan Âm Thị Kính” phát hành năm 1998, gồm 1 tờ 6 tem, tái hiện truyện thơ cổ tích trên bối cảnh chùa Pháp Vân (chùa Dâu, Bắc Ninh) vào thế kỷ XVII. Truyện đề cao phẩm chất tốt đẹp và tài năng của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời cảm thông với số phận bi kịch, nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ, lên án mâu thuẫn giai cấp thông qua xung đột gia đình – hôn nhân, đả kích trực diện và mạnh mẽ những điều bất công trong xã hội phong kiến đương thời.

Trong khuôn khổ sự kiện “Triển lãm Tem bưu chính quốc gia”, bộ tem “Cây khế” được phát hành năm 2022 gồm 4 mẫu và 1 block với hình thức thiết kế liên hoàn – đặc biệt block được thiết kế dị hình; truyện phê phán những kẻ sống tham lam ích kỷ, ca ngợi người lao động chân chính, đồng thời tái hiện đời sống sinh hoạt gần gũi của nông thôn Việt cổ.

Gần đây nhất, nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6-2024, công ty tem phát hành bộ tem “Cây tre trăm đốt” gồm 4 mẫu và 1 block. Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” đã để lại cho chúng ta bài học phải biết phân biệt đúng sai, kẻ xấu, người tốt trong cuộc sống; phải đấu tranh cho sự công bằng, lẽ phải, đứng về phía người tốt, bênh vực kẻ yếu. Với kết thúc có hậu, truyện đề cao chân lý ở hiền gặp lành, người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng; kẻ gian ác tất sẽ bị trừng phạt.

Truyện cổ dân gian phản ánh không gian đời sống cộng đồng làng xã Việt Nam thân thuộc, gắn bó chặt chẽ với chặng đường lịch sử đất nước, đồng thời còn thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người lao động qua những hình tượng được xây dựng sinh động, đậm tính nghệ thuật. Ngoài ra, truyện cổ dân gian Việt Nam đã thể hiện gần gũi mà sâu sắc vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn người Việt tràn đầy tinh thần lạc quan và chủ nghĩa nhân đạo. Chúng tôi tin rằng, sưu tập tem về truyện cổ dân gian sẽ là một hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm bổ ích trong chương trình giáo dục phổ thông mới đối với học sinh, góp phần thiết thực trong việc giáo dục đạo đức, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho các em; đồng thời bồi dưỡng cho học sinh ý thức trân trọng, yêu quý lịch sử nước nhà cùng vốn văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.

Đ Thành Dương

 

 

 

 

Bình luận (0)