tc "suy nghó"Suốt ngày cơ cực, ngay đến chỗ nằm ngủ hằng đêm cũng không được yên thân, cụ Tú Xương đã từng bực mình chửi thề:
Đù mạ đù cha cái vạt giường
Đêm nằm trông thấy những đau xương.
Ngày mai mua nứa ông đan lại
Đù mạ đù cha cái vạt giường.
(Vịnh cái vạt giường)
Lúc phải ra pháp trường vì tội “phản nghịch”, cụ Cao Bá Quát vẫn còn đủ bình tĩnh để buột miệng chửi thề:
Ba hồi trống giục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.
Đó là hai trong nhiều trường hợp điển hình dùng văn học để chửi thề mà chúng ta đã biết. Nhưng đó cũng là sự chửi thề trong những lúc quá bức xúc mà chúng ta có thể cảm thông được cho tâm trạng của người trong cuộc. Và đó cũng là minh chứng cho thấy chửi thề đã có từ xa xưa chứ không phải là chuyện đột phá gì.
Khi kình cãi với ai hay nóng giận tức tối điều gì nếu không kiềm chế được người ta đều có thể buột miệng chửi thề để cho… hả giận. Mỗi vùng đất nước có mỗi cách chửi thề khác nhau nhưng chung quy không ngoài cách sử dụng ngôn từ dung tục, thô lỗ làm cho người nghe phải khó chịu, tự hạ thấp nhân cách của mình. Nhất là với “đối tượng” càng như “lửa cháy đổ thêm dầu”.
Trong những trường hợp như thế dù sao cũng còn có lý do để chửi thề. Nhưng giữa cuộc sống đời thường còn có lối chửi thề theo kiểu… quen miệng. Nghĩa là không cần phải có lý do gì cả mà cũng cứ buột miệng chửi thề. Cứ mở miệng ra là đã có tiếng chửi thề ở đầu môi. Dường như trong mỗi câu nói đã có vài ba tiếng chửi thề chen vào như thể không chửi thề không thành được câu nói. Không chỉ trong giới bình dân mà trong hàng tri thức chửi thề cũng có đất sống, kể cả nam lẫn nữ. Nói tóm lại, chửi thề đã và đang có một cuộc hành trình xuyên suốt vào mọi tầng lớp xã hội, cả già trẻ lớn bé đều có người lây nhiễm. Thậm chí, đang nói chuyện với cấp trên hay với bậc trưởng thượng nghiêm túc có người cũng quen miệng “bị” tiếng chửi thề rơi ra vào giữa câu nói một cách đột xuất không kìm lại được để trở thành trơ trẽn, lố bịch. Khi đã lỡ buột miệng ra rồi chỉ còn có nước đỏ mặt trân mình chịu trận, không còn cách nào nuốt lời lại được.
Tôi đã từng chứng kiến một người cha biết con mình hay quen miệng chửi thề nên nghiêm khắc cấm đoán nhưng trong những lời răn dạy của ông ta lại không thiếu những tiếng chửi thề kèm theo. Không hiểu khi nghe những lời răn dạy ấy con ông sẽ cảm nhận như thế nào về cha mình.
Chửi thề là một căn bệnh hay lây. Sống giữa môi trường mà người lớn cứ mở miệng ra là đã có tiếng chửi thề một cách vô tư thì không cách gì trẻ con không lây nhiễm. Người lớn đã truyền cái xấu cho trẻ con nên không thể dạy cho trẻ con đừng làm theo cái xấu của người lớn. Người trong cuộc không thấy dị hợm nhưng người nghe không phải là không thấy khó chịu.
Quen miệng chửi thề chỉ là tác nhân ngoại nhập chứ không phải là bản tánh cố hữu nên không phải là không thể thay đổi được.
Trà Kim Longtc "Traø Kim Long"
Bình luận (0)