Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Suy nghĩ về cách đánh vần “mới lạ”

Tạp Chí Giáo Dục

Gn đây, mng xã hi lan truyn clip mt giáo viên tiu hc huyn Phú Quc (Kiên Giang) – hưng dn ph huynh có con hc lp 1 v chương trình dy hc Tiếng Vit Công ngh Giáo dc (CNGD). Theo đó, 3 con ch “c”, “k”, “q” đu đc là “c” và thay đi cách đánh vn ca các vn “iên”, “uôn”… gây hoang mang cho ph huynh nói riêng và dư lun nói chung.

Giáo viên mt trưng tiu h Q.7 (TP.HCM) hưng dn hc sinh tp đc. Ảnh: N.Trinh

Cách đánh vần này được hướng dẫn trong sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD (do GS. Hồ Ngọc Đại biên soạn, NXB Giáo dục Việt Nam phát hành) hoàn toàn khác so với cách đánh vần truyền thống. Nhiều phụ huynh cho rằng, cách đánh vần “mới lạ” này phức tạp hơn cách cũ, gây khó khăn cho học sinh lớp 1.

Ch “l” ch không “mi”

Thực ra cách đánh vần này chỉ “lạ” chứ không “mới”, và cũng chỉ “lạ” với một bộ phận phụ huynh, giáo viên mà thôi, chứ không phải với tất cả mọi người.

Chúng ta cần biết, bộ sách Tiếng Việt CNGD của GS. Hồ Ngọc Đại là công trình khoa học được xây dựng cách đây 40 năm và ngày càng hoàn thiện, chương trình CNGD này đã được Hội đồng thẩm định quốc gia của Bộ GD-ĐT chấp nhận.

Đến năm 1986, bộ sách CNGD của GS. Hồ Ngọc Đại ra đời. Từ năm học 2013-2014, bộ sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD được đưa vào các trường tiểu học. Đến nay, gần 50 tỉnh/thành phố sử dụng. Có địa phương triển khai 100% các trường dạy theo sách này.

Phương châm của cách dạy học vần mới là tiếp cận theo hướng ngữ âm học. Chương trình Tiếng Việt CNGD này dạy cho trẻ đúng bản chất ngữ âm của tiếng Việt, giúp trẻ không bao giờ nói ngọng, viết sai chính tả, và tái mù chữ. Nhiều chuyên gia ngôn ngữ nhất trí rằng: Ưu điểm của phương pháp dạy Tiếng Việt CNGD là dạy một loại vần, trẻ em dễ học, dễ nhớ, có thể suy ra các vần khác nhau, khác cách đánh vần truyền thống, trẻ em học vần nào biết vần nấy.

Theo GS. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông), cách đánh vần này có vẻ mới mẻ, lạ lẫm nhưng hoàn toàn chính xác theo ngôn ngữ học, nó chỉ khác với cách đánh vần truyền thống làm một bộ phận phụ huynh thấy “lạ” nên hoang mang.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có con học theo phương pháp này ở những năm 80 của thế kỉ trước đều thống nhất nhận xét rằng: Lứa học sinh học phương pháp này, cho đến nay đều nắm rất chắc quy tắc chính tả tiếng Việt, tạo câu, lập văn bản, diễn đạt đều rất tốt.

Hầu hết giáo viên dạy lớp 1 ở nhiều địa phương chia sẻ: các thầy cô đã được tập huấn cách dạy này từ nhiều năm trước và việc đánh vần này lúc đầu giáo viên cũng thấy lạ, nhưng sau khi được tập huấn và đánh vần quen, các thầy cô thấy việc đánh vần này mới nghe tuy có vẻ khó, phức tạp nhưng khi dạy học sinh đã tiếp thu và vận dụng khá nhanh.

Hai sách hc vn song hành

Theo chủ trương của Bộ GD-ĐT “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, hiện tại có hai bộ sách học vần song hành trong nhiều năm qua, là sách Tiếng Việt lớp 1 hiện hành và sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD.

Hiện tại, Bộ GD-ĐT không bắt buộc mà cho phép địa phương nào muốn thì tổ chức dạy học theo sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD và sách đã được dạy trong một số trường tiểu học từ nhiều năm nay. Dù vậy, cách đánh vần mới này không nằm trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông tổng thể dự kiến bắt đầu từ năm 2019, không thuộc nội dung được quy định trong chương trình Tiếng Việt – Ngữ văn mới sắp được ban hành, cũng như chương trình Tiếng Việt hiện hành.

Cả hai chương trình này chỉ quy định các yêu cầu cần đạt về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Cụ thể là sau một năm học, học sinh có khả năng nghe, nói, đọc, viết đạt trình độ nào đó, chứ không bắt buộc học sinh phải được học theo phương pháp nào. Dù dạy theo sách giáo khoa Tiếng Việt 1 hiện hành hay sách Tiếng Việt 1 CNGD cũng đều phải đạt được mục tiêu môn học đã được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông bậc tiểu học do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2006. Như vậy, chương trình chỉ quy định mục tiêu cần đạt được, còn phương pháp cụ thể sẽ được nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh ưu tiên lựa chọn.

Phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học đánh vần theo sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD nói riêng phần nào gây tranh cãi và còn có ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, điểm ưu việt của tài liệu này là đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả.

Có nên ng h cách hc đánh vn mi?

Phương pháp dạy học vần theo sách Tiếng Việt 1 CNGD đã khiến một số người do không nắm rõ chương trình, cảm thấy băn khoăn, lo ngại vì đã quen với cách dạy học vần truyền thống.

Nhà trường cần mời phụ huynh học sinh lớp 1 họp để giải thích rõ về phương pháp dạy học đánh vần theo sách Tiếng Việt 1 CNGD, để phụ huynh hiểu và nắm được vấn đề, làm cơ sở hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và phối hợp tốt với giáo viên.      

Phụ huynh không nên cứ khăng khăng lấy những kiến thức và phương pháp học đánh vần truyền thống mà mình đã biết từ trước và cho rằng ưu việt, trái với kiến thức trong sách Tiếng Việt 1 CNGD để truyền đạt cho học sinh; mà nên dựa vào các tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy học đánh vần mới để hướng dẫn cho trẻ, nhất quán với phương pháp dạy học đánh vần mà giáo viên đã truyền dạy cho học sinh ở trường trong cách nhớ mặt chữ, cách đọc các âm và viết các kí tự, cách ghép vần…

Trẻ em như tờ giấy trắng, dạy cái gì thì biết cái nấy và luôn nắm bắt tốt khi tiếp cận cái mới. Tuyệt đối không cho các em biết gì về cách học vần cũ để trẻ khỏi phân tâm, mà chỉ nên hướng dẫn trẻ ôn lại những kiến thức về cách đánh vần mới đã được học ở trường. Việc phân vân lựa chọn giữa hai phương pháp đánh vần cũ và mới rõ ràng chỉ là việc của phụ huynh chứ đâu hề có chút gì vướng bận trong đầu óc non tơ của học sinh bước vào lớp 1?

Đ Thành Dương
(Trưng D b ĐH Dân tc TW Nha Trang)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)