Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Suy nghĩ về vai trò của giáo viên chủ nhiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có một vai trò quan trọng trong hoạt động của trường học. Đây là “cánh tay nối dài” của ban giám hiệu tới lớp, tới từng học sinh cụ thể. Với vai trò quan trọng như vậy nên trong nhà trường có tổ chủ nhiệm do hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng được hiệu trưởng phân công) trực tiếp phụ trách, chỉ đạo. Hoạt động chủ nhiệm có bài bản, kế hoạch chủ nhiệm bám sát kế hoạch năm học của nhà trường. Tổ trưởng phải lập ra kế hoạch hoạt động của tổ hàng năm, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần rất chi tiết. Trong đó luôn chú trọng công tác giáo dục đạo đức, uốn nắn hàng tuần qua các buổi sinh hoạt chủ nhiệm cuối mỗi tuần. Thông qua buổi sinh hoạt chủ nhiệm, các GVCN sẽ rà soát, xem xét tuần qua trong lớp có những mặt làm được, những mặt chưa làm được; tìm nguyên nhân và đưa ra phương hướng khắc phục. Bên cạnh đó, các hiện tượng chưa ổn trong lớp cũng được nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. GVCN có trách nhiệm luôn biết lớp mình phụ trách có những mặt mạnh, yếu như thế nào; nắm được từng biểu hiện cụ thể của từng em để kịp thời có các biện pháp giúp đỡ, chia sẻ, động viên… Một khi được ban giám hiệu, được phụ huynh đặt niềm tin, trao trách nhiệm thì GVCN luôn phải có cái tâm, có đầy đủ tinh thần trách nhiệm đối với lớp. GVCN vừa là người thầy, vừa là người bạn, anh/chị… Có như vậy, học sinh mới có sự tin cậy, gần gũi để bày tỏ ý kiến của mình mà nhiều khi vì nhiều lý do các em không thể bộc bạch trước lớp. Nếu có những thông tin về bạo lực học đường, GVCN có thể cùng tập thể lớp, cùng nhà trường hóa giải, ngăn chặn ngay từ khi còn manh nha chứ không phải đợi chuyện xảy ra rồi mới ngồi viết tường trình, kiểm điểm.

Tôi từng làm tổ trưởng tổ chủ nhiệm nhiều năm, biết được nhiều GVCN rất năng động, có tinh thần trách nhiệm cao; có nhiều cách làm để thắt chặt tình cảm của học sinh trong tập thể lớp. Có chuyện gì thì xử lý tình huống ngay, không để sự việc đi quá tầm kiểm soát. Nhưng cũng có những GVCN thiếu sự quan tâm đối với lớp do “chân ngoài dài hơn chân trong”. Những giờ sinh hoạt chủ nhiệm thì nói qua loa, không đi sâu vào việc giáo dục đạo đức, tình cảm, khiến những giờ sinh hoạt chủ nhiệm trở nên nhàm chán. Và cũng có không ít GVCN có chiêu “chỉ đạo từ xa”, ngồi nhà điện thoại cho lớp trưởng sinh hoạt thay mình. Lớp trưởng đọc qua các thông báo của nhà trường, của Đoàn trường rồi xong. Vậy mà cuối năm tổng kết, hiệu trưởng không muốn ai mất lòng, thưởng đều tất cả.

Công tác chủ nhiệm rất quan trọng và nhà trường cần chọn đúng người, không phải ai cũng có tài, có tâm làm công tác chủ nhiệm lớp!

Lê Đc Đng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)