Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Suy nghĩ về việc chọn giáo viên chủ nhiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Đầu năm học, một công việc mà hiệu trưởng nhà trường mất khá nhiều công sức, suy nghĩ là việc phân công giáo viên chủ nhiệm (GVCN) các lớp. Việc phân công kịp thời sẽ góp phần ổn định các hoạt động của nhà trường ngay từ những ngày đầu nhập học. Vì thế, công việc này có khi được chuẩn bị từ trong hè, thậm chí đã có dự kiến từ khi kết thúc năm học. Cũng có những trường hợp mà tập thể lớp, phụ huynh làm đơn xin GV làm chủ nhiệm vì GV có trách nhiệm, được học sinh tín nhiệm… Thông thường, GVCN sẽ đi theo lớp (lớp 6 đến lớp 9 ở THCS và lớp 10 đến lớp 12 ở THPT). Lúc này GVCN đã nắm được tình hình chung của lớp cũng như mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh. Nhưng cũng có khi cần xáo trộn để tạo sự đồng đều cũng như sự công bằng giữa các GV, đồng thời tạo sinh khí mới cho các lớp khi có GVCN mới. Một nghịch lý xảy ra mà các trường rất khó điều chỉnh, đó là GV dạy giỏi, dạy nhiều tiết và từng làm chủ nhiệm, luôn có tinh thần trách nhiệm cao lại không được phân công chủ nhiệm. Lý do thật đơn giản: GV đã dạy đủ (hoặc vượt 3, 4 tiết) nên không thể phân công vì số tiết dư nhiều, rất khó thanh toán. Vì bên tài chính họ chỉ biết tổng số tiết mà GV dạy; tại sao người thì dư nhiều, người thì không đủ số tiết. Do đó, bắt buộc nhà trường phải phân công công tác chủ nhiệm cho những GV còn thiếu tiết dạy quy định. Tôi từng phụ trách tổ trưởng tổ chủ nhiệm nên rất hiểu vấn đề này. Công việc của GVCN là toàn tâm toàn ý, luôn sâu sát để nắm được tình hình lớp; nắm được tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của học sinh về mọi mặt. Từ đó GVCN sẽ có những điều chỉnh kịp thời và sự việc ngoài tầm giải quyết thì phản ánh đến lãnh đạo để chung tay giải quyết. GVCN là “cánh tay nối dài” của lãnh đạo nhà trường đến với từng học sinh. Ban giám hiệu không thể biết được tình hình từng lớp, ý kiến từng học sinh mà thông qua đội ngũ GVCN để nắm được và có những quyết sách đúng đắn, kịp thời. Công tác của GVCN không đơn thuần là cuối mỗi tuần có tiết “Sinh hoạt lớp”; kiểm điểm những việc làm được, những việc chưa làm được, tìm nguyên nhân để khắc phục. Công việc của GVCN là kết tập thể lớp thành một khối đoàn kết, thi đua học tốt, rèn luyện tốt; rèn luyện tính tự giác, trung thực… Có thể nói, GVCN thế nào thì lớp thế ấy. Lớp là tấm gương phản chiếu hình ảnh GVCN qua từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học…

Lê Đc Đng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)