Hội nhậpThế giới 24h

Suy thoái kinh tế toàn cầu

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Sau khi tăng mạnh trong hai ngày đầu tuần, thị trường chứng khoán từ Mỹ đến châu Âu và châu Á lại đảo chiều,rơi tự do trong nỗi lo ngại của nhà đầu tư về một cuộc suy thoái kinh tế đã thực sự bắt đầu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư (15-10) các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ rơi thảm hại với Dow Jones mất 733 điểm (-7,87%), Nasdaq giảm 150,68 điểm (-8,47%) và S&P 500 mất 90,17 điểm (-9,03%). Như vậy những kết quả tăng trưởng trong hai ngày đầu tuần đã bị xóa sạch. Bi tác động từ Wall Street, chứng khoán châu Âu châu Á tiếp tục suy giảm trong ngày thứ Năm mà nặng nhất là chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật, mất 11,4% trong một phiên giao dịch – mức giảm sâu nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính tháng 10-1987 và là mức thứ hai trong lịch sử của thị trường này. Thị trường Seoul giảm 9,4% và Sydney giảm 6,7% càng làm cho tình hình ở châu Á thêm u ám. 

Nguyên nhân dẫn tới sự tháo chạy trên thị trường chứng khoán được cho là do nỗi lo sợ của nhà đầu tư khi những dấu hiệu ngày càng rõ cho thấy các nền kinh tế quan trọng như Anh, Đức, Mỹ đều đã rơi vào suy thoái. Tại Mỹ, Thống đốc Hệ thống Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke nhận xét sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính sẽ không xảy ra ngay được. Còn tại Brussels, lãnh đạo khối EU nhận định cuộc khủng hoảng tài chính còn lâu mới kết thúc và ngày sẽ càng thấy rõ hơn cái giá phải trả thật sự đối với việc làm và tăng trưởng kinh tế. Một cuộc khảo sát hôm thứ Tư của ngân hàng Merrill Lynch cho thấy 84% các nhà quản lý quỹ đầu tư tin rằng thế giới đang tiến tới một cuộc suy thoái nghiêm trọng. 

Bảng: Chỉ số chứng khoán một số thị trường

Thêm vào đó số liệu công bố hôm thứ Tư cho thấy doanh số bán lẻ tháng Chín giảm 1,2% so với tháng trước và là mức giảm sâu nhất trong hơn ba năm qua. Giá dầu thô hạ xuống 73 USD/thùng do lo sợ một sự sút giảm nghiêm trọng về nhu cầu. Sản xuất công nghiệp của Mỹ cũng giảm mạnh trong tháng Chín, dẫn đầu là sự sút giảm mặt hàng xe hơi, đồ dùng gia đình, vật liệu xây dựng và những mặt hàng liên quan do tình trạng đóng băng của thị trường địa ốc. Hoạt động kinh tế cũng đã yếu đi đáng kể trong 12 khu vực mà FED khảo sát để lập thống kê về tình hình kinh tế.

Sau những biện pháp quyết liệt như bơm tiền vào hệ thống ngân hàng, nâng mức bảo hiểm tiền gửi, bảo đảm các khoản vay giữa các ngân hàng… chính phủ các nền kinh tế phát triển tiếp tục căng sức đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế. Một hội nghị thượng đỉnh đang được EU vận động tổ chức vào tháng sau, quy tụ lãnh đạo các nước G-8 cùng với các nước đang phát triển lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ để thảo luận phương thức cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, tăng cường sự minh bạch, đề ra tiêu chuẩn chung về điều hành, giám sát xuyên biên giới và xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm về tài chính để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư.

                                                                                                                                   Theo dddn

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)