Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Suy tim mất bù: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tạp Chí Giáo Dục

Tình trạng tim hoặc cấu trúc của tim bị tổn thương sẽ làm giảm lượng máu đi khắp cơ thể, do đó sẽ dẫn đến việc tim phải làm việc quá sức để cung cấp dưỡng chất đi tới những cơ quan trong cơ thể. Khi hiện tượng này tiếp tục xảy ra trong thời gian dài, chức năng tim sẽ suy yếu và tim không thể thực hiện được nhiệm vụ bơm máu đi nuôi cơ thể được nữa, lúc này ta gọi là suy tim mất bù.
Suy tim mất bù là gì?
1. Thế nào là suy tim mất bù?
Theo bác sĩ Nội Tim mạch – ThS.Vũ Thị Tuyết Mai, suy tim mất bù là hội chứng lâm sàng trong đó cấu trúc cũng như chức năng của tim bị thay đổi khiến tim không thể thực hiện nhiệm vụ cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể con người. Lúc này, các triệu chứng suy tim ngày một biểu hiện rõ ràng hơn.
Suy tim mất bù cấp chiếm 80% trong các trường hợp suy tim cấp vào viện, 20% còn lại là suy tim cấp mới khởi phát lần đầu.
2. Nguyên nhân suy tim mất bù
Một số nguyên nhân dẫn đến suy tim mất bù bao gồm:
– Suy tim mất bù phát triển từ suy tim sung huyết: đây là trường hợp nguy hiểm nhất vì không có khả năng điều trị thành công.
– Suy tim mất bù do những bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp.
Những nguyên nhân khác như:
– Phù phổi cấp
– Nhiễm trùng toàn thân
– Nhiễm virus ảnh hưởng đến tim
– Sốc phản vệ
– Rối loạn nhịp tim nặng
– Phẫu thuật tim, phổi nhân tạo.
3. Triệu chứng suy tim mất bù
Khác với suy tim còn bù là không biểu hiện triệu chứng, suy tim mất bù sẽ xảy ra rất rõ ràng và ngày càng nghiêm trọng hơn những triệu chứng sau đây:
– Cơ thể lo âu, ăn uống kém
– Giảm sút trí nhớ
– Cơ thể toát nhiều mồ hôi
– Khó thở, ho khi gắng sức, kịch phát về đêm, khi nằm càng khó thở và ho nhiều hơn
– Huyết áp tụt
– Nhịp tim đập mạnh
– Phù chi, phù mềm, ấn lõm.
Khác với suy tim còn bù là không biểu hiện triệu chứng, suy tim mất bù sẽ xảy ra rất rõ ràng.
Khác với suy tim còn bù là không biểu hiện triệu chứng, suy tim mất bù sẽ xảy ra rất rõ ràng.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng kể trên cũng rõ rệt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bệnh nhân. Người bệnh còn có thể mắc phải nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Đối với những bệnh nhân cao tuổi, những bệnh thuộc hệ thống miễn dịch suy yếu có thể làm người bệnh không phát hiện ra những triệu chứng suy tim mất bù.
4. Điều trị suy tim mất bù
Mục tiêu của mọi phương pháp điều trị suy tim mất bù là ổn định các triệu chứng nhằm ngăn ngừa tổn thương thêm cho tim và bảo tồn chức năng thận. Các phương pháp bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Những loại thuốc thường được bác sĩ kê toa cho bệnh nhân là:
– Thuốc lợi tiểu: giúp giảm bớt tình trạng quá tải thể tích thận, giảm gánh nặng cho tim, nhờ đó khắc phục tình trạng phù nề
– Thuốc giãn mạch: làm giảm trương lực tĩnh mạch, giảm bớt tình trạng suy hô hấp
– Thuốc trợ tim: tăng khả năng co bóp cho tim
– Thuốc cải thiện loạn nhịp tim
– Thuốc chống đông: ngăn ngừa hình thành cục máu đông – căn nguyên gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Can thiệp ngoại khoa
Nếu các loại thuốc uống không phát huy tác dụng trong điều trị suy tim mất bù, ngược lại triệu chứng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành các phương pháp phẫu thuật/thủ thuật như:
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Nếu nguyên nhân gây suy tim là do bệnh mạch vành, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp này nhằm tăng cường dẫn máu tới nuôi tim.
– Phẫu thuật sửa chữa/thay van tim: dành cho những bệnh nhân bị suy tim mất bù do bệnh van tim.
– Cấy máy tạo nhịp (CTR): giúp ổn định nhịp tim, ngăn bệnh tiến triển nặng thêm.
– Cấy máy khử rung tim: Chiếc máy này có nhiệm vụ điều chỉnh nhịp tim trở lại bình thường nếu phát hiện thấy bất thường trong nhịp đập hoặc ngưng tim.
– Thiết bị hỗ trợ tâm thất: Thiết bị này được cấy ở ngực và bụng, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.
– Ghép tim: Khi tình trạng suy tim trở nên nghiêm trọng và không có phương pháp điều trị nào còn tác dụng, bác sĩ sẽ tính tới phương án thay tim cho bệnh nhân.
Thay đổi lối sống
Bên cạnh dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa, người bệnh cần thực hiện lối sống khoa học để góp phần cải thiện triệu chứng bệnh:
– Lên thực đơn ăn uống lành mạnh cho tim: Tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo tốt trong khẩu phần ăn; cắt giảm muối (dưới 1,5g/ngày), đồ ngọt và thức ăn chứa nhiều chất béo xấu.
– Dành thời gian vận động ít nhất 30 phút/ngày. Nên tập các bài tập nhẹ nhàng, sau đó nâng dần cường độ tập tùy theo khả năng.
– Tránh xa thuốc lá (cả hút thuốc chủ động và hít khói thuốc thụ động).
– Tiêm ngừa đầy đủ để phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn.
– Khám sức khỏe tim mạch định kỳ: tối thiểu 1 lân/năm hoặc khi xuất hiện triệu chứng bất thường.
5. Phòng ngừa suy tim mất bù
Để phòng ngừa suy tim mất bù:
– Đối với những bệnh nhân đang mắc các bệnh lý tim mạch nhưng chưa chuyển sang giai đoạn suy tim, cần điều trị một cách kỹ càng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng suy tim trên bệnh nhân.
– Đối với những người bị mất máu nhiều sau tai nạn hoặc phẫu thuật, cần sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể sau khi bình phục.
– Không hút thuốc lá để ngăn chặn tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm oxy máu. Hút thuốc lá còn là một chống chỉ định cho việc phẫu thuật ghép tim.
– Hạn chế sử dụng bia, rượu.
– Đối với những người thừa cân béo phì, cần giảm cân và duy trì một chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp. Có thể tư vấn cùng với bác sĩ dinh dưỡng trong trường hợp cần thiết.
– Ăn ít muối.
– Khẩu phần ăn giảm chất béo và cholesterol.
– Duy trì chế độ tập thể dục mỗi ngày.
– Hạn chế căng thẳng, stress trong cuộc sống.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)