Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

SV thủ đô “méo mặt” vì phòng trọ tăng giá

Tạp Chí Giáo Dục

Với lý do sau Tết nhiều mặt hàng tăng giá, các chủ nhà trọ được dịp "tát nước theo mưa" tăng giá nhà, tăng giá dịch vụ khiến sinh viên "lao đao" tìm nơi ở mới.

Giá nhà trọ đồng loạt tăng
Qua tìm hiểu của PV tại một số khu vực có nhiều trường đại học như đường Xuân Thủy, đường Cầu Giấy, đường Nguyễn Trãi…, các phòng trọ ở đây đều tăng trung bình từ 100-200 nghìn đồng/phòng. Nguyễn Mai Hương (sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền) cho biết: “Phòng trọ của em rộng chừng 15 m2, trong Tết có giá 1,5 triệu đồng, không khép kín. Sau Tết vừa đến đầu tháng, bà chủ lên thu tiền nhà thông báo tăng lên 1, 6 triệu đồng. Cả hội “méo mặt”, phản đối thì bà bảo giá cả tăng chung, ở đâu chẳng vậy”.
Nhiều sinh viên cho biết, kì nghỉ Tết kéo dài đến hai tuần lễ, một vài bạn thấy phòng trọ mình đang ở đắt quá nên trả phòng vừa tiết kiệm chi phí và hy vọng ra Tết kiếm được phòng trọ có giá mềm hơn.
Trong khi sinh viên chỉ "chăm chăm" chọn thuê phòng trọ càng rẻ càng tốt, nhiều chủ nhà trọ chỉ chờ cơ hội để tăng giá phòng, thậm chí khi tăng không cần nêu lý do.
Bà Nguyễn Thị Mai – chủ phòng trọ ở đường Xuân Thủy (Q. Cầu Giấy) cho rằng: “Sau Tết mặt hàng nào trên thị trường cũng tăng, đồng tiền mất giá nên chúng tôi phải tăng giá nhà. Đấy là điều hiển nhiên rồi, vì chúng tôi cũng là những người kinh doanh.”
Phòng trọ không có nhà vệ sinh khép kín ở đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có giá 1,6 triệu đồng. (Ảnh: Hương Thắm)
Sau Tết, giá các phòng trọ cứ ùn ùn tăng giá, hiếm hoi lắm mới có chỗ giữ nguyên giá. Bạn Nguyễn Văn Lâm (sinh viên Đại học Xây Dựng) than thở: “Trong Tết, em trót trả phòng vì căn phòng em ở rộng khoảng 14 m2, tận tầng 5 mà giá thuê chỉ 1,2 triệu đồng chưa tính điện nước. Định ra Tết tìm phòng nào có giá mềm hơn. Nhưng tìm mãi vẫn chưa được vì giá phòng trọ tăng, phòng cũ của em bây giờ có giá 1,5 triệu đồng, tăng thêm 300 nghìn. Bây giờ em vẫn phải ở tạm phòng với người quen, rồi đi tìm tiếp”.
Theo quan sát của chúng tôi, tại khu vực Cầu Diễn nơi được cơi có già phòng trọ mềm nhất cho sinh viên Hà Nội, giá phòng trọ cũng tăng lên vài trăm ngàn đồng/phòng. Phòng bình thường rộng khoảng 13 m2 được tăng thành 1,1 triệu đồng từ mức giá trong Tết 900 nghìn đồng/phòng. Còn phòng rộng ần 20 m2, công trình phụ khép kín thì cũng có mức giá 2 triệu đồng, tăng 200 nghìn đồng so với trước Tết.
Giá phòng trọ tăng khiến không ít sinh viên "lao đao". Bạn Nguyễn Phong (sinh viên Đại học Khoa học xã hội nhân văn) than thở: “Với giá phòng trọ và điện nước tăng lên vùn vụt như thế này, em phải tính chuyển xuống dưới Đông Anh cùng anh họ. Đi học vất vả tí nhưng có vé xe buýt tháng, bớt được khoản chi phí tiền nhà hàng tháng”.
Điện, nước, phí dịch vụ cũng tăng vùn vụt
Không chỉ tăng giá phòng, các chủ nhà trọ còn hô hào sinh viên phải đóng thêm tiền điện nước, tiền vệ sinh hàng tháng, gửi xe… Khi sinh viên thắc mắc nguyên nhân tăng giá, chủ nhà trọ chỉ giải thích: “Bây giờ cái gì mà chẳng tăng, thấy bảo sắp tới tiền điện còn tăng nữa nếu giá than tăng”. Đấy chỉ là tin đồn phong phanh mà nhiều bà chủ nắm bắt được đã đưa vào áp dụng cho mức tăng giá của nhà mình.
Bạn Nguyễn Hường (sinh viên ĐH Thương mại) kể: “Tháng này lên bọn em nghĩ chỉ phải đóng tiền nhà nhiều, còn tiền điện về nghỉ Tết nửa tháng chẳng dùng hết mấy. Vậy mà khi bà chủ chốt số điện phòng em vẫn 50 số kém tháng trước một ít. Mất 200 nghìn tiền điện, kiến nghị thì bà chủ bảo Các chị dùng bao nhiêu thì tôi tính bấy nhiêu. Lời giải thích mập mờ của bà chủ làm cả hội thấy không khó chịu nhưng vẫn đành phải chấp nhận vì công tơ số điện được đặt ở bên ngoài”.
Trong Tết, phòng trọ của bạn Đặng Mai (sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn) ở ngõ 336 Nguyễn Trãi có giá 3.000 đồng/số, nước giếng khoan 30.000 đồng/người. Vậy mà ra ngoài Tết, bà chủ tăng giá lên 4.000 đồng/số điện, nước 40.000 đồng/người. Tính bình quân một tháng tiền nhà, điện nước sau khi tăng giá cũng phải mất 2,3 triệu đồng.
Tại nhiều khu nhà trọ, không chỉ tiền nhà, điện, nước tăng giá, đến cả tiền trông xe đến phí dịch vụ vệ sinh cũng tăng theo. Khu nhà trọ của Nguyễn Quốc Hùng (sinh viên ĐH Ngoại thương) ở phố Chùa Láng tăng thêm phí dịch vụ trông xe 50 nghìn đồng/xe, còn phí dịch vụ vệ sinh tăng lên 10 nghìn đồng/người. Hùng cho biết: “Ra ngoài Tết, gửi xe ở nhà chủ bà chủ đã có dán sẵn tờ thông báo tăng phí trông xe từ 50 nghìn đồng lên 100 nghìn đồng. Tình hình này có khi em phải để xe máy ở nhà đi xe buýt vậy”.
Hương Thắm
(Dân trí) 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)