Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

Nước lá vối là loại nước được sử dụng rộng rãi giống như nước chè trong việc giải khát. Ngoài ra, nước lá vối còn sử dụng điều trị 1 số bệnh như tiều đường, đầu bụng khó tiêu…
Những điều cần biết khi uống nước lá vối
Cây lá vối là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta. Cây thân mộc cao khoảng 10 – 12 mét, có hoa, vỏ cây có màu đen, nứt dọc. Lá vối có hình xoan, vót nhọn ở gốc, có mũi ngắn ở chóp lá, hai mặt của lá vối đều có màu xanh nhạt. Lá vối thường dài khoảng 8 – 10cm, rộng 4 – 6cm, cuống lá ngắn.
Cây lá vối thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7, quả hình cầu hoặc có hình trứng thon dài, khi chín thường có màu tím. Cây thường được phân bố ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia,… Ở nước ta, cây lá vối thường được người dân trồng quanh nhà hoặc mọc hoang ở bờ ao, bụi rậm. Các tỉnh thành ở miền núi phía Bắc là phổ biến loại cây này nhất.
Các chất có trong nước lá vối tươi
Vậy việc uống nước lá vối có tác dụng gì cho cơ thể mà nhiều người thích sử dụng đến vậy. Trong lá vối tươi có chứa những thành phần dinh dưỡng như sau:
– Hoạt chất tanin có trong cả lá vối và nụ vối. Đây là một chất chống oxy hóa vô cùng tuyệt vời cho cơ thể.
– Các khoáng chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể
– 4% tinh dầu trong lá vối có mùi thơm dễ chịu giúp chống lại vi khuẩn
– Các chất kháng sinh trong lá vối giúp ức chế vi khuẩn
– Ngoài ra, các bộ phận khác của lá vối còn chứa chất béo, gallic, sterol và một vài chất khác.
Một số cách pha nước vối
– Nước lá vối tươi: Là loại nước phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Dùng 5-7 lá tươi sau khi hái sẽ được rửa sạch (hơ qua lửa nóng để lá vối héo lại khi pha nước uống không bị ngái) và cho vào hãm với nước sôi để uống như uống nước chè.
– Nước lá vối khô: Lá vối được phơi khô để giúp bảo quản dễ dàng hơn so với lá vối tươi. Cách sử dụng cũng tương tự giống như lá tươi, cũng cho nước sôi vào để hãm uống hàng ngày như uống trà.
– Nước từ nụ vối: Nụ vối mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh không thua kém gì so với lá vối tươi hoặc khô. Nụ vối được thu hái cẩn thận, đem đi rửa sạch rồi phơi khô, sau đó cũng được hãm bằng nước sôi để pha uống với tỷ lệ khoảng 20g cho 1 ấm trà.
12 tác dụng uống nước lá vối với sức khỏe
1. Lá vối tươi giúp điều trị tiểu đường
Để giúp điều trị bệnh tiểu đường, hãy sắc lấy nước lá vối khoảng 10 – 20g lá, chia thành 3 lần uống mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng nụ vối thay cho lá để tăng thêm hiệu quả điều trị, cách pha chế tương tự như nước lá vối tươi.
2. Phòng chống và cải thiện tình trạng bệnh gout
Uống nước lá vối được sắc mỗi ngày sẽ giúp tiêu tan đáng kể khoáng chất uric có trong cơ thể. Từ đó giảm hẳn nguy cơ hình thành bệnh gout. Tuy nhiên tác dụng của lá vối tươi chỉ giúp hỗ trợ điều trị chứ không thể nào chữa khỏi tận gốc bệnh gout.
3. Uống nước lá vối chữa đầy bụng, khó tiêu
Trong nước lá vối tươi có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, kèm theo đó là hoạt chất tanin chống oxy hóa và chống viêm rất tốt. Do vậy khi bạn bị đầy bụng, khó tiêu có thể uống nước lá vối để giảm bớt tình trạng khó chịu.
4. Nước lá vối tươi giúp lợi tiểu, giải khát tốt
Sử dụng lá vối để sắc nước uống như uống trà hàng ngày sẽ giúp cơ thể giải độc, thanh lọc gan thận. Từ đó sẽ giúp bạn giải khát, lợi tiểu tốt hơn, các chất độc sẽ được đào thải qua cơ quan bài tiết.
5. Tác dụng của lá vối với bà bầu
– Giúp lợi sữa: Uống nước lá vối ngay từ đầu thai kỳ sẽ giúp tăng cường chức năng tuyến sữa, từ đó đảm bảo thể chất khi sinh.
– Giúp hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu: Hãm lấy nước lá vối tươi cho bà bầu uống hàng ngày sẽ giúp bà bầu hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời lá vối cũng kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng cho bà bầu.
– Nhanh săn bụng sau sinh: Đây là tác dụng tuyệt vời của uống nước lá vối mỗi ngày với bà bầu. Nước vối sẽ giúp đánh tan mỡ bụng, cho cảm giác ngủ ngon hơn.
6. Uống nước lá vối chữa bệnh gan nhiễm mỡ
Uống nước lá vối giúp bạn giải khát, lợi tiểu tốt hơn, các chất độc sẽ được đào thải qua cơ quan bài tiết.
Uống nước lá vối giúp bạn giải khát, lợi tiểu tốt hơn, các chất độc sẽ được đào thải qua cơ quan bài tiết.
Hoạt chất tanin và các vitamin trong nước lá vối sẽ giúp cho gan được giải độc hiệu quả hơn. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ gây suy nhược cơ thể. Tuy vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng nước uống cho hợp lý.
7. Tác dụng của lá vối giảm cân ở phụ nữ
Uống nước lá vối mỗi ngày với phụ nữ sẽ giúp giảm cân hiệu quả, đánh tan mỡ bụng. Hiệu quả sẽ tăng lên nếu sử dụng thêm cả nụ vối. Nên uống mỗi khi cảm thấy khát nước chứ không nên thay thế hoàn toàn nước uống hàng ngày.
8. Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể đang mệt mỏi
Cơ thể đang mệt mỏi hoàn toàn có thể uống một cốc nước vối sẽ giúp xua tan cảm giác. Ngoài ra nó còn cung cấp năng lượng để bạn có thể hoạt động tốt hơn.
9. Giảm chốc đầu, mẩn ngứa
Nước lá vối ngoài để uống ra hoàn toàn có thể sử dụng để tắm và gội đầu. Nó sẽ giúp sát khuẩn tại những nơi bị chốc đầu và gây mẩn ngứa cho da đầu, cơ thể.
10. Là loại thuốc sát khuẩn tốt cho da
Bạn bị mẩn ngứa, nổi dị ứng, viêm da có thể sử dụng nước lá vối hoặc nụ vối để sát khuẩn cho làn da. Từ đó làn da sẽ mau chóng phục hồi và khỏe mạnh trở lại.
11. Uống nước lá vối điều trị viêm đại tràng
Với hoạt chất tanin trong lá vối, tình trạng viêm đại tràng của cơ thể sẽ được giải quyết đáng kể. Kết hợp thêm với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn sẽ mau chóng khỏi bệnh.
12. Giảm tình trạng bị bỏng rát
Bạn có thể dùng nước lá vối để giảm đi tình trạng bỏng rát trên da. Tuy vậy với trường hợp bỏng nặng hơn thì bạn vẫn cần phải đến bệnh viện để được điều trị.
Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
13. Lá vối hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu
Lá vối vừa đủ nấu kỹ, lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.
Nước vối có thể bảo quản tối đa lên tới 2 đến 3 ngày khi không sử dụng.
Nước vối có thể bảo quản tối đa lên tới 2 đến 3 ngày khi không sử dụng.
Cách bảo quản nước lá vối khi không sử dụng
– Nước lá vối tươi bạn hoàn toàn có thể bảo quản trong tủ lạnh khi không sử dụng đến. Tối đa lên tới 2 đến 3 ngày khi không sử dụng.
– Không nên để nước lá vối qua đêm ở môi trường bên ngoài, bởi lẽ điều này sẽ khiến cho nước vối bị thiu, gây đau bụng cho bạn nếu uống phải.
– Nên để nước lá vối tươi trong bình kín đáo để chất lượng đạt tốt nhất. Không nên để nước ở trong chai nhựa trong môi trường bên ngoài.
Lưu ý khi sử dụng lá vối tươi để uống
Uống nước lá vối mặc dù mang lại nhiều lợi ích đáng kể, tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng nó. Điều đó sẽ khiến phản tác dụng và gây ra tác hại của lá vối với cơ thể. Một vài điều mà bạn cần nắm được về loại lá này:
– Uống nước vối hại thận: Đây là quan niệm khá sai lầm của nhiều người gặp phải. Các bác sĩ đã khẳng định việc sử dụng lá vối pha nước không hề hại thận.
– Huyết áp cao có uống được lá vối không? Điều này hoàn toàn được, nước lá sẽ giúp ổn định huyết áp cho người bị cao huyết áp và mắc bệnh tim mạch.
– Người bị huyết áp thấp khi đang đói tuyệt đối không sử dụng nước lá vối để uống.
– Không uống quá đặc nước vối và uống quá nhiều trong ngày. Điều này dễ gây đầy bụng, chướng bụng, khó chịu cho cơ thể, gây choáng váng.
– Những người bị suy nhược cơ thể gầy ốm nên dùng lá vối khô. Vì lá vối tươi có tác dụng điều trị bệnh cao hơn lá khô nhưng chất kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh nên có thể dẫn đến hao huyết và tiêu diệt vi khuẩn có lợi.
– Kết hợp thêm chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để tăng hiệu quả của thảo dược.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)