Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tác giả trẻ nặng nợ sáng tác vọng cổ

Tạp Chí Giáo Dục

Bt đu sáng tác vng c gn 15 năm trưc, hin ti thc sĩ – tác gi Lâm Hu Tng đang s hu mt “gia tài” gn 300 bài vng c đưc thu âm, trình din trên các đài phát thanh – truyn hình, trên các kênh Youtube ca các ngh sĩ ni tiếng… Lâm Hu Tng cho biết, cho dù cuc sng gp bt k biến c nào, anh vn gi mãi ngn la đam mê đi vi vic sáng tác vng c


Tác gi tr Lâm Hu Tng

Đam mê và chinh phc ưc mơ

Thạc sĩ – tác giả Lâm Hữu Tặng sinh năm 1989 tại vùng ven của TP.Cà Mau. Từ nhỏ anh đã nghe ba của mình hát những lớp trích đoạn cải lương như: “Người tình trên chiến trận”, “Tướng cướp Bạch Hải Đường”, “Đêm lạnh chùa hoang” hoặc các bài vọng cổ “Chuyến xe Tây Ninh”, “Nhớ Nha Trang”, “Lá trầu xanh”… rồi sau đó được nghe qua radio, xem truyền hình nên rất mê cải lương. Lên cấp 3, anh tập tành sáng tác những bài vọng cổ, nhưng lúc đó chỉ viết cho vui chứ anh không biết gì về cấu trúc, nhịp nhàng của bài vọng cổ. Tốt nghiệp THPT, anh thi đậu vào Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, chuyên ngành văn học. Đến năm 3 đại học, theo sự giới thiệu của bạn bè, Tặng đến học tại nhà thầy Bảy Quý, ở quận Bình Thạnh để biết nhịp nhàng, cấu trúc để tập sáng tác vọng cổ. Từ đó, những bài ca vọng cổ chuyên nghiệp của anh ra đời. Năm 2010, nhờ biên tập viên – soạn giả Võ Tử Uyên kết nối, Tặng có dịp đi thực tế sáng tác tại Bình Phước do Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Phước tổ chức. Sau chuyến đi đó, Tặng có bài ca cổ “Ngoại ơi” do Võ Minh Lâm trình bày được chọn biểu diễn trong chương trình truyền hình trực tiếp “Những dòng sông hò hẹn”. Từ tháng 2-2011, Tặng chính thức là biên tập viên Phòng Văn nghệ của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Phước.


Tác gi tr Lâm Hu Tng và c son gi Hà Nam Quang

Năm 2013, một số ca khúc của Lâm Hữu Tặng được chọn tham gia chương trình “Vầng trăng cổ nhạc”, đặc biệt năm 2016 vở cải lương ngắn “Tìm lại cội nguồn” do anh sáng tác và biên tập đạt Bằng khen trong Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 36 với thể loại dành cho thiếu nhi do Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Phước tham gia dự thi.

Tính đến nay, Tặng đã sáng tác gần 300 bài vọng cổ được thu âm, trình diễn trên các đài phát thanh – truyền hình, trên các kênh Youtube của các nghệ sĩ nổi tiếng Thanh Ngân, Phượng Loan, Hữu Quốc, Cẩm Tiên, Lê Tứ, Tấn Giao, Mỹ Hằng, Thoại Mỹ, Kim Tiểu Long, Hoàng Nhứt, Nhơn Hậu, Võ Minh Lâm… như Nỗi chờ mong, Hẹn thêm lần nữa, Quê em, Bông bần rụng trắng mặt sông, Ngoại ơi, Bàn tay anh, Quê chồng, Quê ngoại, Trọn vẹn nghĩa tình, Cây uyên ương, Tình như cổ tích, Bàn tay anh, Người cha miền đất đỏ…

Nhng tác phm tâm đc

Những đề tài Tặng thường hay sáng tác là đề tài về chiến tranh, đề tài về những mối quan hệ trong gia đình, đề tài về tình yêu, đề tài về lý tưởng của thế hệ thanh niên hôm nay trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương… Vì từng là một cán bộ Đoàn, là đảng viên trẻ, từng là một người công tác trong đơn vị tuyên truyền, nên công việc chuyên môn ảnh hưởng khá nhiều đến nội dung sáng tác của Tặng. Đó là những sáng tác về đề tài ca ngợi quê hương, đất nước, đồng thời lồng vào đó những lý tưởng, hoài bão của thanh niên hôm nay.

Trong số những bài ca mà Tặng tâm đắc và được khán giả yêu thích là bài “Bàn tay anh” với một câu chuyện đầy cảm động. Bài ca viết nhân sự kiện chào mừng 40 năm ngày giải phóng Lộc Ninh. Đó là mối tình của đôi nam nữ trong thời chiến tranh dưới rừng núi Lộc Ninh. Anh là chàng trai Bạc Liêu đã quen với cô gái giao liên nơi rừng núi miền Đông. Tình yêu của họ chớm nở qua những lần bên nhau chiến đấu và qua những phút giây anh đờn để dạy cho cô hát bài “Dạ cổ hoài lang”. Rồi đến lúc anh phải theo đồng đội làm nhiệm vụ, chiến tranh đã cướp đi của anh bàn tay mà anh thường nâng phím, anh nghĩ tình yêu của mình chớm nở từ tiếng đàn, mà giờ đây tiếng đàn không còn nữa. Nên anh nhờ đồng đội báo tin rằng anh đã mất để người yêu khỏi mòn mỏi đợi chờ. Nhưng ai có ngờ đâu cô gái vẫn hát bài “Dạ cổ hoài lang” suốt 40 năm để chờ đợi người xưa.


Tác gi tr Lâm Hu Tng (th 2 t trái sang) và ê-kíp thc hin bài vng c cho NSƯT Hoàng Nht

Một tác phẩm nữa là chập cải lương “Xuân hoài niệm” dài 18 phút phát nhân dịp xuân Canh Tý trên đài Bình Phước. Đó là câu chuyện về mối tình của người nữ thanh niên xung phong trong thời chiến. Hai người yêu nhau, hẹn ngày non nước thanh bình họ sẽ nên duyên. Cô đã gửi cho anh chiếc khăn có thêu tên của mình như mong muốn rằng anh sẽ giữ mãi tình cô trên bước đường chiến đấu. Khi non nước thanh bình, anh vẫn không về, cô mải miết tìm nhưng vẫn chưa gặp được. Đến khi tìm được thì cô chỉ nhận được chiếc khăn của ngày xưa cùng với hài cốt của anh. Cứ thế mỗi khi mùa xuân đến cô đến nghĩa trang như hoài niệm về mối tình năm ấy.

Sau khi non nước thanh bình, cô đã nuôi người con của đồng đội cũ, và cố gắng nuôi dạy để thế hệ mai sau trở thành những đảng viên, những người con ưu tú góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Và hôm nay, mỗi năm khi đến nghĩa trang bên cạnh cô là đứa cháu nội cũng là thế hệ thanh niên đang góp phần xây dựng quê hương.

Tặng chia sẻ: “Thời gian qua, có nhiều đơn vị đứng ra tổ chức các trại sáng tác, các khóa bồi dưỡng cho đội ngũ sáng tác vọng cổ, sáng tác kịch bản cải lương. Nhưng hiện tại lực lượng trẻ gắn bó và tâm huyết với nghề thì ít. Bởi vì tình hình chung của sân khấu cải lương trong thời điểm hiện tại gặp không ít khó khăn trước sự cạnh tranh của các loại hình nghệ thuật khác. Đồng thời chế độ đãi ngộ cho soạn giả, tác giả cũng ít được quan tâm. Nên chăng có nhiều câu lạc bộ để tạo cơ hội cho các soạn giả, tác giả dụng võ. Các đài truyền hình cần có thêm nhiều chương trình về sân khấu cải lương để cho các soạn giả, tác giả có cơ hội học hỏi và thể hiện. Các cấp, các ngành cần quan tâm thêm cho lĩnh vực này, mở thêm những chuyên đề, hội thảo làm sao cho sân khấu cải lương, bài vọng cổ kịp thời bắt nhịp với hơi thở thời đại, và đặc biệt làm sao tạo ấn tượng đối với khán thính giả trẻ…”.

Hoàng Thanh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)