Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Carlos Larramendi cho biết “Kể cả những loại phấn được dán nhãn chống bụi hay không bụi vẫn phát hành các hạt nhỏ trong không khí. Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra rằng khi hít phải các hạt nhỏ này, trẻ em bị dị ứng với sữa sẽ bị khó thở có thể đi kèm theo với nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi”.
“Phấn không phải là nguyên nhân duy nhất tại trường học gây tác hại cho các trẻ bị dị ứng với sữa. Protein sữa cũng có thể được tìm thấy trong keo, giấy, mực hay trong các bữa ăn trưa”, theo Tiến sĩ James Sublett, từ Trường đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ (ACAAI).
TS. Sublett khuyến cáo cha mẹ của trẻ em bị dị ứng với sữa nên yêu cầu với giáo viên cho con của họ ngồi ở phía sau của lớp học, nơi ít có khả năng hít phải các hạt phấn.
Thêm vào đó, giáo viên và y tá của trường cần phải biết về các thực phẩm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ cũng như đối phó với các trường hợp khẩn cấp khi trẻ bị dị ứng hay hen suyễn. Trẻ cũng nên mang theo thuốc quy định để sử dụng khi cần.
ACAAI cho biết dị ứng với sữa ảnh hưởng đến khoảng 300.000 trẻ em ở Hoa Kỳ.
Nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 5 của tạp chí The journal Annals of Allergy, Asthma & Immunology.
Tác hại của phấn bảng không bụi
Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy phấn bảng không bụi có thể gây ra các triệu chứng dị ứng và hen suyễn với các học sinh bị dị ứng với sữa.
Tại các trường học, nhiều giáo viên sử dụng phấn không bụi để giữ sạch tay và lớp học. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, loại phấn này thường chứa Casein (một loại protein sữa) có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp ở trẻ em bị dị ứng với sữa.
Theo Thu Hương (DT/Health)
Bình luận (0)