Ảnh minh họa.
|
Theo nhà khoa học Trần Khiết Văn, Phó Chủ nghiệm Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Chiết Giang (Trung Quốc), trước khi ăn trái cây, chúng ta nên tìm hiểu thuộc tính của trái cây để có lựa chọn phù hợp với thể chất và tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời thời điểm ăn trái cây cũng nên khoa học.
Đối với những người mắc bệnh tim vạch mành, máu nhiễm mỡ, nên ăn những loại quả như chanh, bưởi, đào… bởi đây là những loại quả hàm chứa nhiều vitamin C và nicotinic acid giúp hạ thấp mỡ máu và cholesterol, giảm xơ cứng động mạch.
Với người mắc bệnh viêm gan thì nên ăn các loại quả như cam, quýt, táo… vì những loại quả này chứa nhiều vitamin C, có lợi cho cải thiện tình trạng bệnh tật.
Người mắc bệnh tiểu đường hãy chọn những quả như dứa, lê, anh đào, nho… chứa nhiều pectin và acid, có thể giúp thúc đẩy việc tiết ra insulin, qua đó giúp hạ thấp đường huyết.
Nếu mắc bệnh về đường hô hấp, bạn nên ăn những loại quả như lê, bưởi… bởi chúng có thể giúp tiêu đờm bổ phế và giúp cải thiện hiệu quả các triệu trứng như viêm họng, ho và đờm.
Ngoài ra, không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm. Nhiều người có thói quen tráng miệng bằng trái cây ngay sau bữa ăn và đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe.
Dạ dày cần phải mất từ 4-6 giờ để tiêu hóa thức ăn. Nếu lập tức ăn trái cây sau bữa ăn, trái cây sẽ không được tiêu hóa bình thường trong dạ dày, dẫn đến các triệu trứng như trương bụng, tiêu chảy và táo bón.
Để trái cây phát huy được ích lợi đối với sức khỏe, tốt nhất là nên ăn sau khi dùng bữa từ 1-2 giờ. Buổi sáng ăn trái cây sẽ phát huy tác dụng dinh dưỡng rất tốt.
Bình luận (0)