Hội nhậpThế giới 24h

Tài chính Hồi giáo trụ vững

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Trong khi các ngân hàng danh tiếng thế giới ở Phố Wall đang điêu đứng với khủng hoảng tài chính toàn cầu thì các ngân hàng và quỹ đầu tư tuân thủ luật Hồi giáo lại hầu như tránh được những rắc rối từ các khoản nợ xấu.

Điều này có được là nhờ phần lớn vào quy định bắt buộc của Hồi giáo: cấm đầu tư vào các khoản nợ ký quỹ và những tài sản thế chấp xấu khác và chúng chính là nguyên nhân gây ra sự tàn sát trong vòng quay tài chính hiện thời.

Một phần hấp dẫn, khác biệt lớn của tài chính Hồi giáo là sự đơn giản của chúng. Hoạt động đầu cơ, tích trữ trong kinh doanh bị kiêng kỵ theo Luật Hồi giáo – Sharia và có một lệnh cấm về việc định giá lợi ích vì Đấng tiên tri Mohammed nói rằng nợ nần phải được trả đúng bằng khoản tiền đã vay. Tiền bạc cho vay phải được trả lại bằng vật thế chấp ngang giá và nếu các công cụ tài chính mang ra buôn bán chúng cần phải được bán theo giá trị thể hiện trên bề mặt theo cách đánh giá thông thường, điều đó làm nản lòng các ngân hàng trong việc tái cấu trúc khoản nợ. Rozali bin Mohamed Ali, đứng đầu một trường đại học tổng hợp Hồi giáo về tài chính ở Kuala Lumpur (Malaysia) nhận xét quy định trên là một cách để luôn giữ tất cả trên mặt đất.

Tất nhiên điều này không có nghĩa là tài chính Hồi giáo không chịu ảnh hưởng xấu trong khuynh hướng suy giảm của kinh tế toàn cầu. Vì phải nắm giữ tài sản thế chấp, các thể chế tài chính Hồi giáo có xu hướng sở hữu nhiều khoản tài sản cố định hơn các ngân hàng phương Tây. Hơn thế nữa, các ngân hàng hoạt động theo Luật Hồi giáo hầu hết có trụ sở tại các quốc gia vùng Vịnh không bị ảnh hưởng nhiều từ khủng hoảng tài chính thế giới vì giá nhà đất ở đây đã tăng liên tục một cách tương đối cao. Nhưng theo chuyên gia phân tích tín dụng Mohamed Damark của hãng Standard & Poor, nếu những thị trường này bị chìm xuống bất thình lình thì sẽ xảy ra rắc rối. Những ngân hàng chủ yếu đặt tiền bạc vào bất động sản sẽ cảm nhận được sự tổn thương nếu có một sự điều chỉnh lớn về giá cho dù đó là Hồi giáo hay phương Tây.

Việc đánh giá vòng quay của các sukuk – trái phiếu Hồi giáo khó khăn hơn nhiều. Các ngân hàng Hồi giáo đã phát hành khoảng 70 tỷ USD trái phiếu sukuk và số tiền này chỉ là giọt nước trong đại dương khi so sánh với 36,8 ngàn tỷ USD trái phiếu chưa trả nợ đang lưu hành trên toàn thế giới. Và kể từ khi nhiều học giả Hồi giáo nói rằng trái phiếu chỉ có thể được bán lại theo mệnh giá ghi trên đó thì không có thị trường thứ hai phái sinh từ những trái phiếu này. Vì thế, rõ ràng là cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng toàn cầu đã phải dừng lại trước các vấn đề trái phiếu Hồi giáo. Theo nghiên cứu của hãng Thomson Reuter, thị trường trái phiếu Hồi giáo đã tăng bốn lần từ năm 2004 đến 2007 nhưng năm 2008 bị giảm 31%.

Đối với các nhà đầu tư về chứng khoán, tài chính Hồi giáo không có sự khác biệt nhiều với các nguyên tắc kinh doanh của thị trường chứng khóan phương Tây. Nhưng theo Luật Hồi giáo, các Cty không được điều hành sòng bạc, bán thuốc lá, rượu mạnh, thịt lợn, phim ảnh khiêu dâm và không được để nợ vượt quá 30% giá trị tài sản cầm cố. Những quy định như thế này loại trừ việc đầu tư vào cổ phiếu của hơn một nửa số Cty trong bảng 500 Cty mạnh có tên trong bảng xếp loại của hãng Standard & Poor, kể cả Microsoft, Southwest Airlines và Nike. Như vậy, sự nghiêm khắc của Luật Hồi giáo dường như đã mang lại sự bảo vệ rất cần thiết trong thời gian qua và trong thời điểm này cho các ngân hàng và quỹ vốn Hồi giáo so với thế giới tài chính phương Tây.

Thúy Hằng (dddn)

 

Bình luận (0)