Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tái diễn chiêu lừa qua điện thoại

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 11-3, Công an qun Tân Phú cho biết đang kết hp vi Công an TP.HCM điu tra v la tin qua đin thoi khiến mt ngưi dân trên đa bàn mt 4,5 t đng. Vi th đon hù da nn nhân dính vào nghi án ra tin, buôn bán ma túy, mun “chng minh” trong sch phi chuyn tin cho bn chúng kim tra nên nn nhân đã sp by.

Ngưi dân cn cnh giác vi nhng li đe da vô căn c qua đin thoi

Chng minh “ti o” bng tin tht

Vụ việc xảy ra vào sáng 8-3-2019, ông T.X.L (sinh năm 1971, ngụ quận Tân Phú) bất ngờ nhận được cuộc gọi của một người lạ, tự xưng là nhân viên bưu điện thông báo ông đến nhận bưu phẩm. Bên trong bưu phẩm là lệnh bắt giam của Công an Hà Nội do ông L. liên quan đến nghi án rửa tiền và ma túy. Nghe đến đây ông L. toát mồ hôi nhưng vẫn cố giải thích là mình vô tội. Thấy “cá không chịu cắn câu”, đối tượng này liền nối máy cho đối tượng khác với danh nghĩa là cán bộ điều tra thuộc Công an Hà Nội. Người này tiếp tục uy hiếp ông L. bằng cách khẳng định nạn nhân liên quan đến đường dây tội phạm quy mô lớn, đồng thời yêu cầu nạn nhân gửi tiền qua tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định để xác minh và hứa sẽ được trả lại nếu thật sự ông vô can. Tin lời, ông L. đã đến ngân hàng chuyển khoản 4,5 tỷ đồng để “đối chứng”. Sau khi hoàn thành 2 lần chuyển tiền, ông L. mới sực tỉnh nên đã đến công an quận trình báo. Cũng với chiêu lừa này, cách đây ít ngày bà N.T.K.C (37 tuổi, ngụ phường 5, quận Gò Vấp) bị một người xưng là nhân viên công ty viễn thông “cáo buộc” bà C. nợ cước điện thoại hơn 25 triệu đồng, kèm lời đe dọa “hồ sơ vụ này sẽ chuyển ra Bộ Công an ở Hà Nội do bà còn liên quan đến đường dây buôn ma túy và rửa tiền”. Nếu muốn được tại ngoại, bà C. phải nộp cho chúng 50 triệu đồng. Do quá sợ hãi, nạn nhân đã thực hiện lệnh chuyển khoản 25 triệu đồng. Sau giây phút trấn tĩnh, bà C. không chuyển tiếp số tiền còn lại mà vội đến công an để trình báo sự việc.

Bên cạnh vụ của bà C., Công an quận Gò Vấp cũng đang điều tra hai vụ lừa đảo tương tự với số tiền chiếm đoạt hơn 4,4 tỷ đồng. Nạn nhân là bà H.T.H (sinh 1956, ngụ quận Gò Vấp).

Cnh giác trưc li đe da vô căn c

Theo khuyến cáo của Công an quận Gò Vấp, thời gian gần đây tội phạm lừa đảo qua điện thoại chiếm đoạt tiền qua tài khoản ngân hàng đã tiếp tục hoạt động trở lại. Đánh vào tâm lý sợ hãi của người dân, các đối tượng mạo danh cơ quan pháp luật để đe dọa người bị hại, yêu cầu chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Mặc dù đã được cảnh báo rất nhiều nhưng vẫn có nhiều người sập bẫy, mất tiền oan.

Cảnh báo về phương thức mới của chiêu lừa qua điện thoại, Thượng tá Vũ Như Hà, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) Công an TP.HCM cho biết, sau khi đưa ra các thông tin cáo buộc các nạn nhân có liên quan đến đường dây tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, rửa tiền, dò hỏi thông tin về tiền gửi của bị hại tại ngân hàng như trước đây, các đối tượng còn yêu cầu nạn nhân mở một tài khoản mới của một ngân hàng khác, đăng ký dịch vụ Internet Banking (bằng số điện thoại của các đối tượng), cung cấp tên đăng nhập (username) và mã kích hoạt (mã OTP) cho chúng để phục vụ công tác điều tra, đối chứng. Với thủ đoạn này, các đối tượng khiến cho bị hại tưởng rằng tiền vẫn trong tài khoản đứng tên của mình thì không bị mất đi, đâu ngờ rằng chúng sẽ chiếm đoạt bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của nạn nhân sang tài khoản khác bằng Internet Banking một cách dễ dàng.

Để tránh sập bẫy chiêu lừa qua điện thoại, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) Công an TP.HCM khuyến cáo, người dân cần đề cao cảnh giác trước những lời đe dọa vô căn cứ, tuyệt đối không chuyển khoản tiền qua ngân hàng, không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của người lạ. Đặc biệt, người dân cũng cần lưu ý là cơ quan điều tra luôn làm việc theo quy trình, bằng cách gửi thư mời (có ghi rõ thời gian, địa điểm rõ ràng) để người dân tới trụ sở làm việc trực tiếp về những vấn đề liên quan, không bao giờ có tình trạng gửi lệnh bắt giữ qua viber hoặc yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để phục vụ công tác điều tra…

Vũ Phương

 

Bình luận (0)