Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tai nạn đuối nước ở trẻ em: Bao giờ mới hết báo động đỏ?

Tạp Chí Giáo Dục

Theo T chc Y tế thế gii (WHO), đui nưc là mt trong nhng nguyên nhân hàng đu gây t vong tr em t 5 đến 14 tui. Ti Vit Nam, thng kê ca B Lao đng – Thương binh và Xã hi cho thy, mi năm có gn 2.000 tri 16 tui t vong do đui nưc…


Giáo dục, hướng dẫn trẻ không t ý tm, chơi đùa  nhng nơi có vùng nưc nguy him

Tháng 6, nhiu hc sinh đui nưc thương tâm

Chỉ khoảng một tháng nghỉ hè, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm.

Cụ thể như Phú Yên, chỉ trong tháng 6, toàn tỉnh đã xảy ra 5 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước. Cuối tháng 6, tại huyện Tuy An, 4 học sinh (cùng sinh năm 2011) rủ nhau đến khu vực đập Giới Dện vui chơi. Tại đây, B.A.T. và một bạn xuống sông tắm. Trong lúc đang tắm, không may T. bị chuột rút. Thấy vậy, các em khác chạy vào xóm gọi người lớn đến ứng cứu. Tuy nhiên, do mực nước quá sâu, người dân ứng cứu không kịp nên T. đã tử vong.

Ngày 15-6, tại huyện Tây Hòa, P.V.T. (sinh năm 2010) và P.D. (sinh năm 2012) đi xe đạp đến khu vực sông Ba để tắm và cả hai bị đuối nước, tử vong. Cùng ngày và cũng tại khu vực sông Ba, D.T.B. (sinh năm 2007) đến tắm thì xảy ra đuối nước và tử vong. Ngày 13-6, trên địa bàn xã Hòa Định Tây xảy ra một vụ đuối nước tại kênh chính Bắc khiến một em nhỏ 11 tuổi tử vong.

Tại Đà Nẵng, lúc 16 giờ ngày 17-6, nhóm 5 thanh thiếu niên tuổi từ 10 đến 14, rủ nhau ra hồ tự nhiên nằm trong khu vực hồ Đá Trắng để tắm. Trong lúc tắm, em L.D.T. (10 tuổi) và N.Q.T. (14 tuổi) không may bị đuối nước. Một thiếu niên trong nhóm chạy đi gọi người dân gần đó ứng cứu nhưng không kịp, 2 nạn nhân đã tử vong. 

Ngày 5-6, lực lượng Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh Bình Dương đã tìm thấy 3 thi thể thiếu niên trong vụ đuối nước trên sông Sài Gòn. 3 nạn nhân đều sinh năm 2010.

Tại Thanh Hóa, khoảng 17 giờ ngày 22-6, 3 thiếu niên gồm T.T.Đ. và T.V.H. (SN 2007, trú xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa) và T.N.P.T. (SN 2011, trú quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuống tắm biển ở khu vực thôn Xuân Phụ, Hoằng Hóa. Trong lúc tắm, không may cả 3 em bị sóng biển cuốn mất tích. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã phối hợp tìm kiếm và đưa thi thể các nạn nhân lên bờ.

Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh này đã xảy ra 16 vụ tai nạn đuối nước thương tâm. Trong đó, tháng 4 xảy ra 3 vụ làm 4 học sinh tử vong…

ng dn tr nhn biết các nơi nguy him

Đuối nước thường gặp vào các tháng mùa hè do thời tiết nắng nóng. Đuối nước có thể gặp trong nhiều hoàn cảnh như: trẻ không biết bơi vô tình ngã xuống ao hồ, sông suối; trẻ nhỏ khi đi bơi vô tình sang bể bơi người lớn. Thậm chí có thể gặp ở những trẻ bơi rất giỏi nhưng bị chuột rút khi bơi, bạn bè nô đùa trong nước vô tình gây thương tích…

ThS.BS Lê Nhật Cường – Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương – nhấn mạnh, dù đã được các cơ quan chuyên môn và truyền thông cảnh báo nhiều nhưng số ca tai nạn đuối nước mỗi năm vẫn gia tăng; tình trạng sơ cấp cứu ban đầu sai cách vẫn xảy ra. Vì vậy, để kịp thời ngăn chặn, hạn chế tối đa đuối nước cần có sự chung tay của cả gia đình, cộng đồng.

“Các xô, chậu, chum chứa nước phải được đậy nắp, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ; Ao, hồ, giếng khơi cần có rào chắn, đảm bảo trẻ nhỏ không thể tự ý đi vào; Các khu vực bơi công cộng phải thiết kế độ sâu phù hợp với lứa tuổi, có đầy đủ phương tiện cứu hộ, cấp cứu và được giám sát bởi nhân viên cứu hộ; Người chăm sóc trẻ luôn để ý, quản lý, giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi; Giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước và dạy bơi an toàn cho trẻ từ lớp 1; Giáo dục, hướng dẫn trẻ lớn không tự ý tắm, chơi đùa ở những nơi có vùng nước nguy hiểm, không nô đùa khi bơi; Tuyên truyền, phổ biến các biện pháp sơ cấp cứu đuối nước đúng cách cho người dân…”, BS Cường khuyến cáo.

BS.CKII Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM – nhấn mạnh, việc sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn hay di chứng não của nạn nhân đuối nước. Vì vậy, khi có trẻ bị ngạt nước, nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước. Khi lên bờ, đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu nạn nhân bất tỉnh hãy kiểm tra xem còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Kế đến, phối hợp ấn tim và thổi ngạt trong 2 phút rồi đánh giá lại khả năng sinh tồn của nạn nhân. Nếu vẫn không khả quan, phải tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. Nếu nạn nhân còn tự thở, hãy đặt nạn nhân ở tư thế an toàn, nằm nghiêng một bên. Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm nạn nhân. Sau đó, nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế…

Ngc Hà

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)