Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Tại sao học sinh không muốn vào ĐH?

Tạp Chí Giáo Dục

Theo thng kê mi nht ca B GD-ĐT v sng hc sinh lp 12 đăng ký xét tuyn vào ĐH, năm 2019 gim rt mnh, thp hơn nhiu so vi 2018, 2017 và nhiu năm v trưc.

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Huân (TP.HCM) đt câu hi trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln th 11 năm 2019 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc. Ảnh: Y.Hoa

Cụ thể, cả nước có hơn 886.000 học sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019, trong đó có hơn 650.000 em xét tuyển ĐH; 279.001 em dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không vào ĐH (chiếm 27,8%). Con số này năm 2018 là 25,7% và 2017 là 25%. Tại sao số học sinh không muốn vào ĐH lại tăng nhiều như vậy?

1. “Làm thầy nuôi vợ/ làm thợ nuôi thân”. Câu tục ngữ này đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ người Việt, để mỗi người, mỗi gia đình, dòng họ luôn tận lực trên con đường học vấn những mong được “làm thầy”. Vậy số lượng học sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH năm nay  giảm mạnh phản ảnh điều gì? Xu thế chung trong bối cảnh hiện nay có nhiều con đường vào đời, khởi nghiệp thành công và làm giàu không phải bắt đầu từ tấm bằng ĐH? Hay hệ thống trường ĐH mọc lên như nấm sau mưa chưa theo kịp thời đại nhiều thay đổi trên tất cả mọi lĩnh vực không giúp người học được “làm thầy” như mong muốn?

Ở TP.HCM, bước ra khỏi nhà, bạn sẽ nhìn thấy một đội ngũ hùng hậu tài xế của các hãng vận tải công nghệ. Và tôi đã trở thành khách hàng thân thuộc của họ. Mỗi lần lên xe, để quãng đường bớt xa, tôi luôn trò chuyện vui vẻ như cách của một cô giáo gặp lại trò cũ. Cụ thể, tôi luôn nói: “Cảm ơn em đã đón cô đúng giờ”, và cứ thế tôi biết được họ đến từ đâu, học nghề gì, tâm tư, nguyện vọng… Nhiều người trong số các tài xế công nghệ đã tốt nghiệp ĐH sau bao năm “cơm cha áo mẹ công thầy”,  ra trường chưa tìm được việc làm nên tham gia chạy xe là cách dễ dàng nhất. Việc làm không cần bằng cấp, chỉ cần kỹ năng mềm, nhẹ nhàng, tháo vát, chủ động không ngại gian khổ, luôn lắng nghe để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Hay trong các siêu thị lớn nhỏ, quán cà phê, nhà hàng, quán ăn…, các bạn trẻ đứng vị trí thu ngân, chăm sóc khách hàng, kho hàng… cũng là sinh viên tốt nghiệp ĐH. Nhiều em lóng ngóng với việc mình làm, khiến những khách hàng khó tính không vừa lòng. Nhưng các em đã mạnh dạn bươn chải, không ỷ lại là điều đáng trân trọng. Nghề dạy nghề, các em rồi sẽ thuần thục công việc mưu sinh, hy vọng tìm tiếp con đường mới tốt hơn. Đã có những em nhanh nhẹn, trụ lại với việc, có cơ hội trở thành người chủ của một cơ sở kinh doanh góp phần làm phong phú đời sống thị trường thời hiện đại.

2. Câu chuyện của các em luôn khiến tôi tiếc nuối. Tuổi thanh xuân và kiến thức ở trường ĐH nhạt phai như màu áo sờn bạc vì nắng gió chạm đến lòng trắc ẩn của bao người, đặc biệt là những người làm nghề dạy học như tôi. Vì sao? Một thời gian dài, nếp nghĩ của bao người đề cao vai trò của tấm bằng ĐH, coi đó là con đường thành công duy nhất. Học xong THPT, không vào ĐH coi như vứt hay đi học nghề sẽ chẳng bao giờ bằng một sinh viên ĐH. Tư tưởng ấy nhiều năm về trước có thể đúng nhưng bây giờ thì không hẳn. Tấm bằng ĐH nhiều lúc như một tấm màn nhung che khuất đam mê, sở thích khiến bao bạn trẻ lướt qua những cơ hội mà nếu nắm bắt sẽ có con đường đi tốt. Điều đáng tiếc là giáo dục Việt Nam, từ phổ thông đến ĐH suốt mấy thập kỷ qua, chỉ thuần túy việc học lý thuyết, học để có điểm lên lớp qua các kỳ thi. Học sinh không có sự tự lập sớm, không tự đưa ra ý kiến của bản thân, chọn ngành học không xuất phát từ năng lực, đam mê mà dựa trên sự tư vấn của cha mẹ, thầy cô, bạn bè, hay thói quen nhìn người khác. Nhà trường chưa tạo cơ hội để học sinh được khám phá bản thân và hiểu biết nghề nghiệp, chỉ đơn thuần tư vấn tuyển sinh diễn ra trong một vài buổi trước ngày chuẩn bị hoàn thành hồ sơ thi tốt nghiệp và ĐH. Phân luồng giáo dục sớm, mãi loay hoay dẫn đến rối tinh, rối mù và trở về với xuất phát điểm ban đầu để rồi đẩy học sinh vào ĐH bằng mọi giá. Khiến trường ĐH những năm gần đây, với nhiều sinh viên chỉ là… nơi học đại. Con số sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường đến mức báo động, sinh viên giấu bằng ĐH để bắt đầu học kỹ năng làm nghề như đã nêu trên là hệ quả tất yếu. Nói về điều này, bà Cao Phương Hà (Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục quốc tế EF Education First tại Việt Nam) cho biết: “Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, học sinh đang ngày càng thực tế hơn khi quyết định việc có đi học ĐH không. Xã hội hiện đại luôn biến động, việc học ĐH vẫn nặng lý thuyết, chưa đáp ứng được nhu cầu thực học của sinh viên, thì việc ngày càng nhiều học sinh coi ĐH như một lựa chọn hơn là con đường bắt buộc là điều tất yếu”.

3. Đã đến lúc người học thực tế hơn, tìm cho mình một con đường phù hợp với yêu cầu của xã hội là một xu thế chung. Đây là tín hiệu đáng mừng để tránh những lãng phí về thời gian, tiền của như nếp nghĩ từ bao lâu nay – ĐH là con đường bắt buộc phải đến dù không biết mình học để làm việc gì? Bằng cấp phục vụ cho ước mơ và mục tiêu của bạn chứ không phải ngược lại. Đừng bao giờ cho rằng lấy được tấm bằng ĐH là con đường quan lộ của bạn sẽ rộng mở thênh thang. Theo đó, sở hữu tấm bằng ĐH chỉ là một cột mốc đẹp trên hành trình chiếm lĩnh tri thức, chứ không có giá trị quyết định thành bại của cuộc đời bạn.

Tín hiệu đáng mừng là: “Sau tháng 7-2019, khi 100% các trường ĐH ở Việt Nam sẽ tự chủ trong vận hành, xu thế trên cũng sẽ yêu cầu các trường phải tự chuyển biến để đáp ứng kịp nhu cầu của sinh viên cũng như của xã hội”. Mong thế và hy vọng thế!

Nguyn Th Ngc Dip
(Giáo viên Trưng Song ng Quc tế Horizon, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)