Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Tại sao học sinh Phần Lan được xếp hạng cao nhất thế giới?

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

 Sinh viên sư phạm Phần Lan  Theo bảng xếp hạng do PISA (Program for international student assesement) thực hiện năm 2007,học sinh Phần Lan đứng đầu về toán và khoa học, đứng thứ nhì về “đọc hiểu”. Nền giáo dục Phần Lan có bí quyết gì?

Buổi học sáng ở Trường Espoo, ngoại ô Helsinki. Thầy trợ lý Stefan, 20 tuổi đang giúp đỡ em Ossian làm bài toán theo sự phân công của cô Marita Harvi, vì cô bận theo dõi việc học của nhóm học sinh còn lại, khoảng 15 em. Ở phòng học khác, một em đang đọc to bài sử. Không em nào bị thúc ép, la rầy, bị phạt. Ở Phần Lan, học sinh học theo hình thức từng em, nhóm nhỏ, nhóm lớn, hoặc cả lớp, nhưng mục tiêu là làm sao cho “mỗi em phải hiểu bài, tự mình làm được bài”, theo lời thầy Hiệu trưởng Vesa Ayras.

Phần Lan thực hiện giáo dục bắt buộc từ 7 đến 17 tuổi, nhưng đa số phụ huynh cho con em đi học từ 6 tuổi.

Quan sát một giờ học ở Phần Lan ta thấy có nét khác thường: em đứng làm toán trên bảng, em ngồi trên ghế chăm chú viết, em đang bấm máy tính, em đang tìm cách xếp hình, em đang cùng với cô theo dõi trên màn hình vi tính…; toàn cảnh lớp có vẻ không được trật tự lắm, nhưng theo lời cô Marita Harvy: “hãy để cho các em thoải mái, vì tuổi này hiếu động lắm, miễn là phải tập trung vào việc học”. Các giáo viên tin rằng mỗi em đều có khả năng học theo cách của mình, sao cho phù hợp nhất.

Tính bình đẳng, công bằng trong giáo dục được tôn trọng và thực hiện nghiêm ngặt. Tuyệt đối trong trường học không được phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, chủng tộc. Những em tàn tật (gọi là học sinh cần chăm sóc đặc biệt) hay chậm tiến về mặt trí tuệ, những em nhập cư hay da màu được đối xử bình đẳng và có phần ưu ái. Phần Lan có 2% học sinh là dân nhập cư. Trường Espoo có vài em Estonia, Somali, Nga, Mexico, được giúp đỡ tận tình để học tiếng Phần Lan. Cần nhắc lại rằng từ năm 2001 đến 2003, và mới đây 2007, PISA đã nhiều lần biểu dương trường học Phần Lan “là nơi ít thấy sự phân biệt chủng tộc, nguồn gốc xã hội”. Học sinh được miễn phí học tập và tiền học thêm, vì tiền này được lấy trong 6% quỹ giáo dục, và còn được ăn một bữa trưa không mất tiền.

Nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của nền giáo dục Phần Lan là “học đi đôi với hành”. Hãy quan sát một giờ học ở tiểu học: em Altti, 10 tuổi, đang loay hoay với những tấm bìa để xếp thành một cái hộp vững chắc nhất; hai em gái 8 tuổi vừa thực hiện được một “kỳ công”, đó là làm “một đôi ủng phát hiện rắn” bằng cách gắn một pin điện vào ủng cao su kèm một thiết bị nhạy cảm, khi bước đi chuông kêu báo động. Tuy chỉ có tính minh họa bài học, nhưng việc làm của các em cũng thể hiện được ý tưởng “học đi đôi với hành”. Về toán, thầy giáo dạy kiến thức thông qua một bài toán thực tế về kỹ thuật hay đời sống như đo đạc, tìm phương án tối ưu (tốn ít nhiên liệu nhất, nhanh nhất, rẻ nhất…). Điều đó cũng giải thích phần nào thành tích thi toán của học sinh Phần Lan do PISA tổ chức, vì các bài toán thi đều đòi hỏi đầu óc sáng tạo theo hướng “học để giải quyết tình huống”.

Một đặc điểm của nền giáo dục Phần Lan là tính tự trị của các trường. Nhà trường để cho giáo viên quyền tự lựa chọn phương pháp giảng dạy, phân phối chương trình. Họ thường xuyên được bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, sư phạm. Không có kỳ thi quốc gia, không có áp lực lên giáo viên và học sinh. Trong bối cảnh đó, giáo viên tin vào sự tiến bộ của học sinh. Không cho điểm và xếp hạng ở học sinh dưới 12 tuổi, mỗi em đều được giúp đỡ để học theo khả năng và cách học của mình, không để em nào lưu ban. Phân nửa số học sinh học hết phổ thông vào đại học, số còn lại vào học các trường chuyên nghiệp tùy khả năng, hoàn cảnh của mình.

Nền giáo dục Phần Lan đang được nhiều nước tìm hiểu, phân tích, rút kinh nghiệm để  cải tiến nền giáo dục của nước mình.

Ba lần đứng đầu bảng xếp hạng của PISA, Phần Lan đang cố gắng giữ vững thành tích đó.

PHAN THANH QUANG (theo Thế giới Giáo dục)

Nghề dạy học được ưa chuộng nhất ở Phần Lan

m 2008, có 1.400 người thi vào Trường Đại học Sư phạm Helsinki. Chỉ có 100 người được chọn! Ngành sư phạm được ưa chuộng đặc biệt không phải vì kinh tế, mà vì “hình ảnh cao đẹp của nghề dạy học”. Người thầy giáo dưới mắt nhân dân là “người anh hùng”. Giáo dục bắt buộc được thực hiện từ 1921.

Bắt đầu từ năm 1974, tất cả giáo viên phải có bằng thạc sĩ (master). Nội dung chủ yếu trong 5 năm học là Phương pháp dạy học và Khoa học bộ môn. Từ năm thứ hai, người học phải đứng lớp. Phương pháp làm việc theo nhóm được chú trọng đặc biệt. Trong suốt thời gian đi dạy, họ được bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật những thành tựu mới về sư phạm và khoa học.

 

 

 

Bình luận (0)