Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tại sao nước mắt lại mặn?

Tạp Chí Giáo Dục

Câu hỏi vì sao nước mắt lại mặn tưởng chừng dễ nhưng lại khiến bao người phải đứng hình vài giây vì không biết lý do.
Để tìm hiểu vì sao nước mắt có vị mặn, chúng ta hãy bắt đầu bằng câu chuyện về những con rùa biển.
Khi những con rùa mẹ bò lên bãi biển vào ban đêm để đẻ trứng, nếu quan sát thật kỹ, bạn có thể thấy chúng nhỏ ra một vài giọt nước mắt. Truyền thuyết kể rằng những con rùa mẹ này đang khóc vì chúng sẽ không bao giờ gặp được những đứa con của mình.
Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thực ra những con rùa biển này không hề khóc. Chúng chỉ đang làm một việc để thải bớt muối khỏi cơ thể qua những giọt nước mắt rất mặn đó.
Vì sống trong nước biển mặn và thức ăn ưa thích là sứa, mà những con sứa thì cơ thể chủ yếu là nước biển, cho nên rùa biển tích tụ rất nhiều muối trong cơ thể đến mức có thể gây độc. Vì thế chúng cần phải "khóc" để loại bớt lượng muối này khỏi cơ thể để có thể sống khỏe mạnh.
Nếu chúng ta ăn quá nhiều muối hoặc vì lý do nào đó cơ thể chúng ta tích tụ nhiều muối thì thận sẽ giúp chúng ta đào thải bớt muối khi chúng ta đi tiểu. Nhưng thận của rùa biển không hoạt động được tốt như của người nên chúng không thể đào thải muối qua nước tiểu được. Vì thế, rùa biển có tuyến tiết muối đặc biệt trong mắt, tuyến này lớn gấp hai lần kích thước bộ não của chúng, để tiết bớt muối vào nước mắt.
Vậy còn con người thì sao?
Nếu bạn nếm một giọt nước mắt chảy xuống má, bạn sẽ thấy nó hơi mặt một chút. Nhưng vì sao lại như vậy khi mà thận của chúng ta làm việc tốt hơn của rùa và chúng ta cũng không thường xuyên ăn sứa?
Cuộc đời lúc buồn lúc vui, lúc bạn cười bể bụng nhưng cũng có khi khiến bạn rơi lệ, khóc oà… Thế nên, ai trong chúng ta cũng từng nếm vị mặn của nước mắt.
Nhưng vì sao nước mắt lại mặn thì bạn biết không? Phải chăng nước mắt mặn là để có thể át đi được vị đắng cay trong lòng?
Theo Science ABC, đôi mắt là một trong những thành phần thích nghi ấn tượng nhất trên cơ thể của chúng ta, nó không chỉ tặng cho chúng ta khả năng nhìn thấy mọi vật mà bản thân nó cũng có cơ chế và hệ thống phức tạp để bảo vệ an toàn cho mình. Việc đảm bảo mắt không bị khô khi mở có tầm quan trọng đặc biệt, đó là lí do tại sao chúng ta chớp mắt. Mỗi lần chúng ta nhắm mắt, một lớp chất lỏng mỏng được trải đều trên bề mặt của mắt. Những giọt nước mắt hàng ngày này được gọi là nước mắt cơ bản, nó bao gồm nước, lipit, mucin, immunoglobulin, natri và kali, cùng các chất chống oxy hóa như ascorbate và urate. Nhiều thành phần của nước mắt cơ bản nhằm bảo vệ mắt khỏi mầm bệnh bên ngoài hoặc các mối đe dọa vi khuẩn tiềm tàng khác.
Nước mắt mặn là vì nó chứa muối. Ngoài muối, nước mắt còn chứa các hóa chất hữu cơ và vô cơ như lipid, lysozyme, mucin, lactoferrin và enzyme.
Nước mắt
Ngoài việc giúp ta biểu đạt cảm xúc, nước mắt còn giúp chúng ta bảo vệ mắt.
Muối này không phải do ai cho vào mà chính cơ thể chúng ta tạo ra. Hay nói đơn giản hơn, muối có ở khắp mọi nơi trong cơ thể ta, trong máu, dịch thể, các bộ phận đều có sự xuất hiện của muối.
Vì thế không chỉ có nước mắt mới mặn thôi đâu mà ngay cả mồ hôi, nước bọt hay nước tiểu của ta cũng có vị mặn vì ẩn chứa muối trong đó.
Cần phải nói rõ hơn 1 chút, nước mắt không hoàn toàn vô dụng, thay vào đó chúng như 1 chất bôi trơn giúp mắt không bị khô.
Ngoài việc giúp ta biểu đạt cảm xúc, thì nước mắt còn có nhiệm vụ quan trọng hơn – đó là bảo vệ mắt khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và vật lạ, có tác dụng diệt khuẩn và khử độc nữa.
Một thông tin thú vị dành cho bạn đây, mỗi người chúng ta sản xuất ra 300ml nước mắt mỗi ngày, tức là khoảng 113 lít mỗi năm đấy! Và nước mắt thì không chỉ có 1 loại đâu mà chúng có tới tận… 3 loại.
Đó là nước mắt nền, nước mắt phản xạ và nước mắt cảm xúc. Mỗi loại có chức năng khác nhau và đều vô cùng quan trọng ngang nhau.
Tuỳ từng trường hợp mà cơ thể bạn sẽ "bật" công tắc để sử dụng loại nước mắt phù hợp. Khóc đôi khi không phải là xấu bởi chúng giúp bạn đẩy dị vật ra khỏi mắt hay nhiều nghiên cứu chỉ ra nước mắt chứa 1 hàm lượng enkephalin endorphin và chất giảm đau tự nhiên – giúp bạn lấy lại được cân bằng cảm xúc 1 cách tốt hơn.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)