Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tái sử dụng rác thải trong trường học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các bạn SV trong nhóm thực hiện đề tài đang thu gom rác

Nhằm góp phần cải thiện môi trường tự nhiên, nhóm BUCA (sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân loại và tái sử dụng rác thải trong học đường” để tạo mảng xanh trong trường học.
Nhận thấy lượng rác thải trong học đường ngày một tăng và đa dạng nhưng việc thu gom chưa hiệu quả, chưa đem lại lợi nhuận. Quá trình xử lý rác thải cũng gặp khó khăn ngay từ khâu phân loại rác tại nguồn đến quá trình xử lý. Từ đó, nhóm BUCA đã có ý tưởng trồng cây xanh vào các sản phẩm rác thải đặt trong trường học. Từ các chai nhựa, ly nhựa (đã qua sử dụng) nhóm sử dụng để trồng cây xanh tại các vị trí thường xuyên có ánh nắng chiếu trực tiếp nhằm tạo ra mảng xanh, không gian thoáng mát đồng thời giúp tăng khả năng giữ ẩm trong không khí. Ý tưởng này đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết lượng rác khổng lồ từ hơn 376 trường ĐH, CĐ và nhiều trường THPT, THCS, tiểu học trên cả nước. Ngoài ra, nhóm BUCA không chỉ tìm hiểu các thành phần hóa chất độc hại từ chai, ly nhựa mà còn nghiên cứu khả năng ứng dụng các sản phẩm đã qua sử dụng để tạo các mảng xanh công trình, chủ yếu ở trường học. Việc làm này là hết sức cần thiết, tiết kiệm và làm tăng vẻ mỹ quan.
Để phân loại và sử dụng rác thải hiệu quả cũng như tạo môi trường thân thiện nơi công cộng và giảm được nhân công trong khâu phân loại, nhóm bố trí mỗi bên hành lang 3 thùng rác (đặt cách nhau 30m). Thùng màu xanh chứa rác tái sử dụng, thùng màu đỏ chứa rác không thể tái sử dụng và thùng màu vàng chứa rác hữu cơ. Ưu điểm của đề tài là rác thải được sử dụng ngay, chu kỳ quay vòng thấp nên ít ảnh hưởng tới môi trường. Ngoài ra chi phí thực hiện thấp nhưng khả năng ứng dụng thực tế cao (ứng dụng ở các trường học đạt 80%). Nếu khéo léo kết hợp những loại cây xanh sẽ hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên.
Hàng tuần sẽ có từ 2 đến 3 bạn HS, SV theo dõi quá trình thu gom rác và chứa ở nơi quy định. Qua nghiên cứu thực hiện tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, số tiền nhóm BUCA thu được là 1,2 triệu đồng/tháng, trừ chi phí thuê thu gom mỗi tháng còn khoảng 1 triệu đồng. Theo đánh giá, đề tài “Phân loại và tái sử dụng rác thải trong học đường” có khả năng ứng dụng thực tiễn cao, đặc biệt đối với công trình công cộng như trường học, khu hành chính… Qua đó sẽ giải quyết vấn đề rác thải trong trường học nhằm bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao ý thức cho HS, SV trong việc bảo vệ môi trường. Những lợi ích, tính ứng dụng và ý nghĩa xã hội đã giúp đề tài này giành giải II cuộc thi Ý tưởng sáng tạo trẻ lần 2-2010 với chủ đề “Bảo vệ môi trường”.
Bài, ảnh: Trần Tuy An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)