Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tái tạo van tim bằng vật liệu tự thân

Tạp Chí Giáo Dục

Tái to van đng mch ch vi vt liu t thân, hay còn gi là k thut Ozaki đưc đánh giá là mt bưc tiến vưt bc trong vic điu tr cho ngưi mc bnh van đng mch ch.

T l ngưi bnh không m li sau 10 năm nếu dùng phương pháp Ozaki là 95-98%

Kỹ thuật Ozaki chính là kỹ thuật dùng màng ngoài tim tự thân tái tạo van động mạch chủ, giúp khả năng dung nạp của cơ thể sẽ tốt hơn, thời hạn sử dụng của van được kéo dài hơn.

Nhiu bnh nhân đưc cu sng

Mới đây, chị V.T.M (30 tuổi, quê Tây Ninh) đã được Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD) tái tạo van tim theo phương pháp Ozaki thành công. Trước đó 3 năm, chị M. bắt đầu xuất hiện những triệu chứng mệt nặng khi gắng sức và tình trạng ngày một nặng hơn. Trong quá trình thăm khám, chị được bác sĩ chẩn đoán hở van động mạch chủ, đòi hỏi cần phải phẫu thuật thay van. Tuy nhiên, với phương pháp thay van cơ học hay van sinh học thì cơ hội có thai và sinh con sẽ rất thấp, mang nhiều rủi ro, vì thế chị M. quyết định áp dụng phẫu thuật thay van bằng màng ngoài tim. Sau phẫu thuật bằng kỹ thuật Ozaki, hiện sức khỏe chị đã phục hồi, ổn định và chị M. có thể mang thai, sinh nở bình thường.

Trường hợp ông N.T.T (56 tuổi, Đồng Nai) cũng được bệnh viện này tái tạo van động mạch chủ với kỹ thuật Ozaki thành công. Ông T. nhập viện trong tình trạng hở van động mạch chủ, hở van hai lá và van ba lá vì nhiễm trùng van tim do nhổ răng. Theo ông T., sau một lần nhổ răng, ông bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt, khó thở kéo dài không dứt. Sau khi đến bệnh viện, ông được các bác sĩ chỉ định siêu âm tim và phát hiện bị nhiễm trùng van tim.

Nói về bệnh tình của ông T., PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định – Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch BV ĐHYD, chia sẻ việc dùng màng ngoài tim tái tạo van động mạch chủ, sửa van hai lá và van ba lá, không sử dụng van nhân tạo đã giúp ông T. giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng tái phát trên van nhân tạo – một biến chứng rất nguy hiểm.

BS Nguyễn Hoàng Định chia sẻ thêm, ổ vi trùng trú ngụ lâu ngày trong răng của người bệnh đã bị phát tán khi đi nhổ. Các loại vi trùng này nhiễm vào máu, theo máu di chuyển khắp cơ thể. Khi đến tim, những vi trùng này bám lại, gây nên ổ nhiễm trùng ở van tim và đã phát triển thành những mảng sùi ở van tim, gây hở van động mạch chủ, hở van hai lá và van ba lá. Nếu không được phẫu thuật ngay, những mảng sùi này có thể rơi ra và theo mạch máu lên não gây tắc mạch máu não, khiến người bệnh có nguy cơ đột quỵ.

Hiện tại, cuộc phẫu thuật của ông T. đã thành công và người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục tích cực.  Ngoài hai bệnh nhân trên, còn khoảng 10 bệnh nhân khác cũng được thực hiện tái tạo van động mạch chủ bằng màng ngoài tim thành công.

Trên 95% ngưi bnh không m li sau 10 năm

Theo BV ĐHYD TP.HCM, kỹ thuật Ozaki là phương pháp mới, lấy màng ngoài tim của chính người bệnh để tái tạo thành van tim. Vì van tim được tái tạo từ một phần cơ thể của người bệnh nên khả năng dung nạp của cơ thể sẽ tốt hơn, kéo dài thời hạn sử dụng của van tim. Cấu trúc của van giống như van tự nhiên nên dòng máu qua van ít bị cản trở hơn so với van cơ học hoặc van sinh học.

K thut Ozaki chính là k thut dùng màng ngoài tim t thân tái to van đng mch ch, giúp kh năng dung np ca cơ th s tt hơn, thi hn s dng ca van đưc kéo dài hơn.

BS Nguyễn Hoàng Định chia sẻ, trước đây việc điều trị hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ bằng cách thay van nhân tạo, đó là van cơ học và van sinh học. Van cơ học có ưu điểm sử dụng lâu dài, không cần thay mới, nhưng người bệnh cần đến bệnh viện tái khám thường xuyên, dùng thuốc kháng đông suốt đời với các nguy cơ tai biến của việc sử dụng thuốc kháng đông (kẹt van cơ học, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết trong cơ, trong bao khớp…). Trong khi đó, người bệnh sử dụng van sinh học có nguồn gốc từ động vật không cần dùng thuốc kháng đông liên tục, nhưng sau 10-15 năm, van sẽ hư hỏng buộc người bệnh phải phẫu thuật lại để thay van mới. Đặc biệt, đối với người bệnh nữ có nhu cầu mang thai nếu dùng van cơ học, việc dùng thuốc kháng đông làm tăng nguy cơ sảy thai, biến dạng thai. Mặt khác, ở người trẻ, nhất là phụ nữ mang thai, van sinh học sẽ thoái hóa nhanh hơn ở người lớn tuổi… Ngược lại, kỹ thuật Ozaki đã giúp người bệnh không dùng thuốc kháng đông suốt đời, giảm nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng van nhân tạo, không cần “sống gắn bó bệnh viện”.

BS Nguyễn Hoàng Định cho biết: “Kỹ thuật Ozaki đã được áp dụng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với đối tượng người bệnh là phụ nữ có nhu cầu mang thai, trẻ em trong giai đoạn phát triển, người bệnh mong muốn không bị phụ thuộc vào thuốc kháng đông sau phẫu thuật và không muốn phải chịu đựng phẫu thuật nhiều lần. Ở người bệnh trẻ tuổi, tỉ lệ người bệnh không mổ lại sau 10 năm đối với van sinh học là 85%. Trong khi đó, tỉ lệ người bệnh không mổ lại sau 10 năm nếu dùng phương pháp Ozaki là 95-98%”.

Bài, nh: Minh Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)