Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính giao thông đường bộ quy định, lái xe ôtô trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg trong 100 ml máu hoặc 0,25 mg trong 1 lít khí thở… sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng. Dự thảo này sẽ trình Chính phủ trong tháng 8.
Cùng có hành vi tương tự, mức phạt đối với người đi xe máy sẽ bị phạt 500.000-1 triệu đồng.
Cùng có hành vi tương tự, mức phạt đối với người đi xe máy sẽ bị phạt 500.000-1 triệu đồng.
Dự thảo Nghị định xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng quy định, các hành vi: không dừng lại khi gây tai nạn giao thông, không giữ nguyên hiện trường; bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn… đều bị phạt 2-3 triệu đồng.
Riêng với các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông: lái xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ, đuổi nhau trên đường… sẽ bị phạt 8-12 triệu đồng.
Tài xế uống rượu bia sẽ bị phạt nặng. Ảnh: Hoàng Hà |
Theo Dự thảo Nghị định xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người rải, ném đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn ra đường… sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng. Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm sẽ phải thu dọn các vật đã rải và làm sạch mặt đường.
Các hành vi: để vật liệu, phế thải, vật chướng ngại trên đường; chiếm dụng hè phố, lòng đường để đặt biển hiệu, buôn bán vặt, sửa chữa xe đạp, mô tô, xe gắn máy, làm mái che, các hoạt động dịch vụ khác gây cản trở giao thông hoặc làm mất mỹ quan đường phố… đều bị phạt 100.000 – 200.000 đồng
Riêng mức phạt đối với người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai khi tham gia giao thông được giữ nguyên 100-200.000 đồng.
Trước đó, trao đổi với báo chí , Thượng tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Cục CSGT đường bộ, sắt cho biết, Luật Giao thông đường bộ năm 2001 quy định người điều khiển phương tiện không được uống rượu, bia quá nồng độ quy định 80mg/100ml máu và 40mg/1 lít khí thở, nhưng trong luật mới quy định 50mg/1 lít máu và 0,25mg/1 lít khí thở cũng sẽ bị xử phạt.
Tuy nhiên, do chưa có nghị định mới nên việc xử phạt của cơ quan chức năng vẫn áp dụng theo Nghị định 146. Những hành vi mới chưa có trong chế tài xử phạt của Nghị định 146, lực lượng chức năng sẽ nhắc nhở, giáo dục, tuyên truyền để người tham gia giao thông chấp hành những quy định mới của luật.
Bà Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đang soạn thảo 8 nghị định hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ để trình Thủ tướng trong tháng 7. Riêng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ là tổng hợp của nhiều nghị định khác nên sẽ soạn thảo sau cùng, trình Chính phủ trong tháng 8.
Xuân Tùng (VnExpress)
Bình luận (0)