Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tam giác chọn ngành nghề

Tạp Chí Giáo Dục

“Có rt nhiu th trong cuc sng chúng ta không đưc quyn la chn như gia đình, cha m, anh ch em. Nhưng vi ngành ngh đ gn bó thì chúng ta hoàn toàn đưc la chn. Đng nhm mt chn ba theo bn bè, theo xu hưng đám đông hay xã hi, mà hãy chn ngành ngh theo hiu biết ca chính mình gn vi đam mê, s trưng, năng lc, điu kin gia đình, nhu cu xã hi…”.

Chuyên gia đang tư vn cho hc sinh Trưng THPT Trưng Vương cách la chn ngành ngh

Những chia sẻ ý nghĩa này được ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) nhắn nhủ đến học sinh Trường THPT Trưng Vương (Q.1) trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 tổ chức sáng 23-9. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) và ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Đng chn theo kiu “thinh thích”

Trước băn khoăn của học sinh trong trường về việc giữa rất nhiều sở thích ngành nghề của bản thân thì nên lựa chọn như thế nào cho hợp lý? ThS. Phạm Doãn Nguyên cho rằng đây là băn khoăn rất chính đáng. Bởi trong cuộc sống, mỗi người thường có “hơn một sở thích”. Tuy nhiên, giữa việc thích và việc lựa chọn là hai việc hoàn toàn khác. “Để lựa chọn một ngành nghề phù hợp, cân bằng giữa sở thích và hiện tại, các em nên dựa vào tam giác chọn ngành. Trong đó, 3 cạnh của tam giác sẽ là năng lực sở trường – chiếm 60% thành công trong công việc; kế tiếp là đam mê yêu thích của bản thân và cuối cùng là thị trường lao động. Hãy chủ động khám phá bản thân, chọn ngành mình có khả năng để phát triển năng lực của bản thân”, ông Nguyên phân tích. Bên cạnh đó, theo ông Nguyên, với cùng một ngành nghề có rất nhiều trường đào tạo, nhiều cấp bậc đào tạo. Vì vậy, việc xác định đúng năng lực của bản thân sẽ giúp người học chọn lựa đúng bậc học, môi trường học tập, từ đó hạn chế áp lực học và tránh việc làm trái ngành nghề sau này.

Cũng với câu chuyện việc lựa chọn ngành nghề, TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết rất nhiều học sinh chọn ngành nghề theo tâm lý đám đông, cứ thấy bạn chọn gì thì chọn theo. Một bộ phận khác lại chọn theo “niềm vui” của ba mẹ, chọn theo giá trị “kiếm tiền” sau này mà ngành nghề đó mang lại… “Trong việc chọn ngành nghề, các em đừng chọn theo kiểu “thinh thích” bởi điều mình thích thường rất nhiều. Hãy chọn ngành nghề mà mình thực sự thích, thực sự hiểu. Muốn vậy phải thật sự hiểu mình – đây là điều quan trọng nhất trong việc chọn ngành. Đừng chọn ngành nghề theo kiểu… thời thượng, bởi thời thượng hôm nay nhưng ngày mai có thể đã không còn như vậy”, ông Tùng lưu ý.

Ông Tùng cho biết thêm, các em đừng nhầm lẫn giữa việc “mình học giỏi toán, lý, hóa thì sau này mình sẽ có một nghề nghiệp tốt, một công việc ngon”. Nếu các em không hiểu chính mình thì công việc cũng chỉ là tạm thời.

“Chìa khóa” để hiểu được bản thân, ông Tùng chỉ ra đó là không ngại trải nghiệm, không ngại thử thách và dấn thân. Xu hướng phát triển ngành nghề trên thế giới sau này sẽ là những nhóm ngành nghề về giao tiếp giữa con người với con người. Vì vậy các em hãy cứ trải nghiệm để tìm ra điều mình phù hợp nhất.

Hc song ngành có đưc không?

“Học song ngành” là nguyện vọng được khá nhiều học sinh quan tâm trong chương trình. Trước nguyện vọng này, TS. Nguyễn Thanh Tùng đưa ra lời khuyên: để học song ngành, đầu tiên người học cần phải chọn được một ngành mà mình thật sự yêu thích, đam mê và dành thời gian để học thật tốt ngành đó. Kế đó mới mở rộng theo ngành thứ hai. “Ví dụ, bản thân các em muốn theo hai ngành quản trị kinh doanh và y thì trước hết các em nên dành thời gian học ngành y. Sau đó, các em có thể chọn học ngành quản trị kinh doanh nếu bản thân có mong muốn…”, ông Tùng dẫn chứng.

Chn ngành ngh đón đu k nguyên 4.0

Tại Trường THPT Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thạnh), trước lo lắng về cơ hội việc làm của nhiều học sinh trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tới gần, ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nhân lực và thị trường lao động) cho biết thị trường lao động đang phát triển, trong tương lai sẽ có nhiều ngành nghề bị mất đi nhưng cũng có nhiều ngành nghề khác ra đời, các thế hệ học sinh tha hồ lựa chọn. “Hiện nay TP.HCM đang phấn đấu trở thành đô thị thông minh. Nếu không có khả năng học ĐH thì các em có thể rẽ sang hướng khác. Học bậc nào không quan trọng, mà quan trọng là chúng ta phải có chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật và có cái nhìn đa chiều”, ông Tuấn nhấn mạnh. Nhằm giúp học sinh đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Tuấn chỉ ra một số ngành nghề “hot” hiện nay là: công nghệ kỹ thuật; cơ khí, sửa chữa ô tô; thiết kế; dịch vụ… Trong nhóm ngành nghề công nghệ kỹ thuật, tâm điểm là ngành công nghệ thông tin sẽ phát triển vượt bậc trong thập niên tới.

Góp ý thêm về cách chọn ngành nghề, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo nhắn nhủ: “Chọn ngành nghề là chuyện của bản thân nhưng chúng ta cũng có thể tham khảo ý kiến của ba mẹ, bạn bè… Quan trọng nhất của việc chọn ngành nghề là phải xác định được bản thân thích và đam mê cái gì, thu nhập của công việc đó ra sao, môi trường làm việc như thế nào, thị trường lao động có cần không…”.

H Trinh

Trong khi đó, ThS. Phạm Doãn Nguyên lại nhìn nhận, nếu học song ngành mà hai ngành khác biệt nhau thì rất khó “để theo tới cùng”. Thay vào đó, ngay từ bây giờ người học nên xác định năng lực, sở trường của bản thân trước và học một ngành cho thật chắc theo năng lực đó. Khi đã chắc, đã chín một ngành thì mới tính đến chuyện học thêm một ngành vẫn chưa muộn. “Khi chọn ngành nghề, các em đừng chỉ nhìn ngành nghề đó theo một màu hồng mà cần phải nhìn thẳng vào năng lực của bản thân. Đừng ảo tưởng về năng lực đó. Khi đã thẳng thắn nhìn nhận năng lực, các em hãy chọn ngành mình muốn theo học rồi mới chọn bậc học và trường học, sau cùng là chọn tổ hợp môn xét tuyển”, ông Nguyên nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)