Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tam giác sắt – sáng ngời chủ nghĩa yêu nước

Tạp Chí Giáo Dục

Chiến tranh lùi xa gn na thế k; song, tng vùng đt trên lãnh th hình ch S vn hin hu vết tích ti ác ca k thù xâm lưc. đó, lưu du nhng năm tháng đy bi hùng ca nhân dân ta trong các cuc chiến tranh cu nưc. V Đa đo Tam giác st (tnh Bình Dương), chúng ta hiu thêm giá tr ca hòa bình hôm nay…


Nhng đon đưng đa đo xưa còn đưc gi nguyên trng

“Làng kháng chiến” trên vùng đt la

Đã có nhiều cựu binh Pháp và Mỹ (hai cường quốc đã từng đem quân xâm lược Việt Nam) viết hồi ký, phân tích… nhưng có lẽ không thể “giải mã” nổi vì sao chúng đều thất bại thảm hại trên chiến trường Việt Nam!

Một Việt Nam (những năm chiến tranh) chỉ vài chục triệu người; phương tiện, vật chất, vũ khí thô sơ, nhưng chưa bao giờ khuất phục bất cứ kẻ thù nào. Bởi chủ nghĩa yêu nước thấm đẫm trong máu tim mỗi con người Việt Nam và được hun đúc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Việt Nam là dân tộc vô cùng mưu trí, sáng tạo trong các cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện, khiến các đế quốc hùng mạnh, được trang bị hiện đại nhất đã thua đau, thất bại thảm hại!

Có lẽ ngàn năm sau, những: Bãi đá, hầm chông bẫy cọp, tầm vông, giáo, mác; những dây ná, cung tên… từ trên trời, dưới đất bất thần găm vào đầu thù, mãi mãi là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với những kẻ đã từng xâm lược Việt Nam. Việt Nam – đất nước lạ lùng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng/ Đến em thơ cũng hóa thành những anh hùng/ Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ/ Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!…


Các văn ngh sĩ Lâm Đng chp hình lưu nim ti Khu di tích Đa đo Tam giác st

Điều kỳ diệu trong nghệ thuật chiến tranh Việt Nam đã làm cho đội quân nhà nghề Mỹ, trang bị đủ loại vũ khí tối tân, hiện đại bậc nhất thế giới đã phải “ném mùi thất bại” và khiến cả thế giới ngả mũ khâm phục; đó là “Cuộc chiến dưới lòng đất”!

Hỏi trên thế giới, quốc gia nào có hệ thống các địa đạo dài, sâu trong lòng đất, tạo thành những “mê cung”, những “làng kháng chiến” vững chắc và có ở khắp nước như Việt Nam? Và, có dân tộc nào với thế trận trên trời, dưới đất và có lối đánh xuất quỷ, nhập thần khiến kẻ thù bao phen bạc vía như Việt Nam?…

Riêng từ miền Trung trở vào; nhất là các tỉnh, thành khu vực miền Đông Nam bộ, những địa đạo cả thế giới biết tên: Vĩnh Mốc (Quảng Trị), Khe Trái (Huế), Củ Chi (TP.HCM), Nhơn Trạch (Đồng Nai), Tam giác sắt (Bình Dương)…

Trong đó, Địa đạo Tam giác sắt hình thành sớm nhất, giữ vị trí chiến lược quan trọng nhất; căn cứ địa của Khu ủy Sài Gòn – Gia Định và Trung ương Cục Miền Nam trong suốt những năm kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Nơi sáng ngi ch nghĩa yêu nưc và cách mng

Chúng tôi về thăm di tích Địa đạo Tam giác sắt vào một sáng đẹp trời. Bước qua cổng khu di tích, tượng đài cao vút, hình tượng một họng súng dương cao, vẽ vào mây trời xanh thẳm, gieo vào chúng tôi cảm xúc rất khó tả…


ng đài di tích Đa đo Tam giác st là mt hng súng trưng dương cao

Cảm xúc càng trào dâng, khi chúng tôi đi sâu thêm vào bên trong khu di tích và được hướng dẫn viên giới thiệu từng khu vực, hiện vật được trưng bày dưới các đường hầm địa đạo; về sự hình thành, phát triển địa đạo và tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân dân Bến Cát ròng rã gần 20 năm chống Mỹ cứu nước.

Tên gọi: “Tam giác sắt” đã gợi bao điều suy ngẫm. Theo tài liệu: Năm 1948, để tránh bom đạn của thực dân Pháp, nhân dân các xã Tây Nam Bến Cát đào các đường hầm ngắn trú ẩn và cất giấu lương thực… Về sau, thực hiện “làng kháng chiến”, với quyết tâm “một tấc không đi, một ly không rời”, đầu năm 1960, Tam giác sắt phát triển thành một hệ thống địa đạo kiên cố, vững chắc, dài 100km, tỏa ra các xã, các ấp và trở thành căn cứ địa của Huyện ủy Bến Cát, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, Khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Địa đạo có các phòng họp, phòng làm việc, phòng ăn, cấp giữ vũ khí, lương thực, phòng cứu thương, có giếng nước… được bố trí 50 ô ụ chiến đấu, các hầm chông, bãi mìn…

Tam giác sắt được lý giải: Nằm giữa 3 xã: An Điền – An Tây – Phú An (có thể xem vòng trong); vòng ngoài, Tam giác sắt nằm ở trung tâm phần đất liền nhau của 3 huyện: Củ Chi (TP.HCM), Bến Cát (Bình Dương), Trảng Bàng (Tây Ninh) – tam giác các khu căn cứ kháng chiến của quân dân miền Nam.

Bởi có vị trí chiến lược quan trọng, giai đoạn 1960-1972, Tam giác sắt và nhân dân Bến Cát (Bình Dương) đã chịu nhiều hy sinh, mất mát; nơi đây trở thành vùng đất lửa của miền Nam.

Thật kỳ diệu, trong đạn bom tàn phá, hủy diệt của đế quốc Mỹ, Tam giác sắt vẫn ngoan cường đứng vững! Người dân Bến Cát ngày nay luôn nhắc nhở con cháu tự hào về Địa đạo Tam giác sắt; về trận chống càn lịch sử 56 năm về trước…

Sau nhiều lần càn quét, vẫn không “nhổ” được Tam giác sắt, mùa hè năm 1967, quân đội Mỹ thực hiện trận càn lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, mang tên Xe-đa-phôn, tập trung vào Bến Cát, Củ Chi, Bến Súc với các tên gọi khá kêu: “Ba gọng kìm”, “Bóc vỏ trái đất”, “Tát nước bắt cá”. Chúng huy động lực lượng lớn bộ binh, gồm các lữ đoàn: 196, 173, Sư đoàn 3, Trung đoàn 1 (Mỹ), Sư đoàn 5 (ngụy), với 32.000 tên, 400 xe tăng, 80 tàu chiến; hơn 100 khẩu pháo, máy bay, máy ủi… Đặc biệt, đội quân “Chuột cống đường hầm” (Tunnel Rat) và 2.000 con chó săn… Suốt mấy ngày tung hết các loại vũ khí, chất độc hóa học, chuột, chó… không “san bằng” được Tam giác sắt; ngược lại, chúng đã thiệt hại nặng nề: 3.200 tên Mỹ, ngụy bị tiêu diệt, 149 xe tăng, xe bọc thép bị phá hủy, 28 máy bay bị bắn rơi, 2 tàu chiến bị bắn chìm, bắn cháy…

Địa đạo Tam giác sắt (Tây Nam Bến Cát) không đơn thuần là một địa danh, mà biểu tượng cao nhất của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần mưu trí, sáng tạo trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân miền Đông Nam bộ anh hùng!

Hằng năm, nơi đây trở thành địa chỉ diễn ra các hoạt động: Hội trại giao quân, về nguồn, kết nạp đoàn viên, kết nạp đảng viên mới, giáo dục truyền thống cho các thế hệ nhân dân Bình Dương và các tỉnh lân cận. Mỗi năm, di tích đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tham quan, nghiên cứu, học tập…

Hãy về Địa đạo Tam giác sắt (Tây Nam Bến Cát – Bình Dương) để suy ngẫm và yêu hơn đất nước mình!

Ghi chép: Thanh Dương Hng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)