Y tế - Văn hóaThư giãn

Tấm gương của những người thầy nổi tiếng

Tạp Chí Giáo Dục

Lch s hàng ngàn năm ca đt nưc ta đã sn sinh ra rt nhiu ngưi thy li lc, có tài năng, đc đ, không ch đưc hc trò và ngưi đương thi kính trng mà còn lưu danh trong s sách đến muôn đi sau. Nhng ngưi thy đó đã đ li cho hu thế nhng bài hc, nhng tm gương sáng ngi…


ng nhà giáo Võ Trưng To Ba Tri (Bến Tre)

Đã có nhiều thống kê, ghi chép về những người thầy nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ta có thể kể, “vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời) Chu Văn An (1292-1370), người dù đỗ đạt cao nhưng từ chối làm quan, về nhà mở trường dạy học. Ông từng trả lời vua Trần Minh Tông: “Thần đọc sách, chưa thấy nước nào không coi trọng sự học mà có thể tiến lên được”. Khi vua Trần Dụ Tông bỏ bê chính sự, ông dâng sớ góp ý không có kết quả nên về quê quy ẩn. Đó là Thân Nhân Trung (1419-1499), sau khi đỗ đại khoa, đã ra làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông, trải qua nhiều chức vụ khác nhau, trong đó có thời gian ông được bổ nhiệm làm tế tửu trường Quốc Tử giám. Thân Nhân Trung đã nêu bật được tầm quan trọng của giáo dục nhân tài đối với việc hưng thịnh của đất nước với những lời hiện nay được dẫn lại rất nhiều lần: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Đó là người thầy nổi tiếng đã “định hướng” cho các bậc đế vương tầm chiến lược Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Khi Nguyễn Hoàng đến xin ý kiến, ông nói: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” – khởi đầu cho việc mở mang bờ cõi nước Việt kéo dài hàng thế kỷ, lập nên một vương triều hùng mạnh ở phía Nam. Khi chúa Trịnh muốn truất ngôi nhà Lê, ông khuyên họ hãy gắng sức phò vua để nhân dân tránh chuyện binh đao với câu nói: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”. Khi nhà Mạc suy yếu, ông lại khuyên nên lui lên Cao Bằng, nhờ đó cơ đồ kéo dài được thêm 60 năm nữa.

Đó là nữ tiến sĩ đầu tiên Nguyễn Thị Duệ (1573-1654), người đã cải nam trang để đi học và đi thi. Sau này, cảm phục tài năng, học vấn của bà, vua Mạc và chúa Trịnh đã sử dụng bà trong vai trò nhà giáo để dạy học trong cung. Bà cũng từng làm giám khảo cho kỳ thi tiến sĩ năm 1631. Bà luôn khuyến khích mọi người học tập, trong đó có việc trích 10 mẫu lộc điền để thưởng cho những tân tiến sĩ của làng luân phiên cày cấy, nhằm khuyến khích người sau gắng sức học tập. Đó là bảng nhãn Lê Quý Đôn (1726-1784), người được mệnh danh là “túi khôn của thời đại”, một trong những nhà bác học lừng danh nhất của lịch sử nước ta, từng có lúc mở trường tư để dạy học. Ông chủ trương học để hành, học phải trở thành phương tiện giúp người ta có năng lực làm nên công ích cho xã hội. Ông khuyên người học: “Dù ngu dốt đến đâu, cũng nên kính giấy, tiếc chữ; dù keo bẩn đến đâu cũng tìm mua sách vở”. Đó là người thầy nổi tiếng của đất Nam kỳ Võ Trường Toản (1709-1792), người không ra làm quan, suốt đời dạy học. Ông không theo lối dạy máy móc, giáo điều của Nho học lạc hậu, cổ hủ mà chủ trương lấy lối học “Nghĩa lý để giáo hóa”. Ông căn dặn học trò cần thấu triệt nội dung của sách, chứ không nên học vẹt từng câu, từng chữ, tức là “Tri ngôn dưỡng khí”, tức là hiểu lời, nuôi dưỡng khí phách, muốn có được khí phách phải làm việc nghĩa, cống hiến hết mình cho nghĩa lớn. Đó là danh sĩ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804), nhà giáo đức cao vọng trọng ở giai đoạn đất nước có nhiều biến động. Dẫu vậy, ông cũng kịp nghiêng mình ra khỏi nơi quy ẩn để giúp cho vua Quang Trung trong việc bàn kế chống giặc Thanh xâm lược, làm người đứng đầu Sùng chính viện với nhiệm vụ biên dịch các sách chữ Hán sang chữ Nôm, thực hiện cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài. Ông nêu quan điểm giáo dục nổi tiếng: “Việc giáo dục tốt thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều cương chính và thiên hạ trị”. Đó là nhà giáo mù đồng thời là thầy thuốc, nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888). Khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, ông dạy học và miệt mài chiến đấu bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Từng “chạy Tây” nhiều lần, đến đâu ông cũng khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân, răn mình và con cháu phải giữ “đạo nhà”, khẳng khái đấu tranh với bọn bán nước. Với ông, bút cũng là vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

Trong thời đại cách mạng, Việt Nam cũng có những người thầy rất nổi tiếng, không chỉ vì những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn là những nhà giáo thực sự có tâm huyết, có tài năng và đức độ. Đó là người thầy dạy thể dục, chữ Hán và chữ Quốc ngữ Nguyễn Tất Thành trước khi trở thành lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại. Đó là thầy giáo dạy sử Võ Nguyên Giáp trước khi trở thành vị đại tướng lừng lẫy bậc nhất nhân loại trong thế kỷ XX. Đó là nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học lỗi lạc Trần Văn Giàu, vốn xuất thân từ một nhà cách mạng chuyên nghiệp, có nhiều cống hiến cho sự độc lập của Nam bộ. Đó là những Dương Quảng Hàm, Hoàng Đạo Thúy, Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, Ngụy Như Kon Tum, Hoàng Như Mai…


Chân dung nhà giáo Nguyn Đình Chiu, ha theo nh ông Nguyn Đình Chiêm, con trai th 7 và nh ông Nguyn Đình Ninh, cháu ni ca c Đ Chiu – nhng ngưi đưc ngưi thân trong gia đình cho là có khuôn mt ging khuôn mt c Đ Chiu nht

Nhắc lại những nhà giáo tiêu biểu của dân tộc, ta nhận thấy rõ ở họ có những đặc điểm tiêu biểu: trước hết là có lòng yêu nước nồng nàn, dù hoàn cảnh nào cũng không phản bội lại lợi ích của dân tộc. Ngay như trong thời kỳ Pháp thuộc, những người theo Tây học có thể sống rất sang cả nếu “thuận” theo chính quyền thực dân nhưng họ đã đứng về phía nhân dân, kiên quyết đấu tranh để giành tự do, độc lập. Đó là những người có tài năng lỗi lạc, cả trên lĩnh vực giảng dạy và nhiều hoạt động khác. Người thầy giỏi không phải chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn bồi đắp kiến thức (trở thành nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu…), hay thể hiện năng lực ở các lĩnh vực đem lại lợi ích cho đất nước, cho xã hội. Đó là những người có quan điểm giáo dục tiến bộ, dù sống trong thời kỳ nào cũng thể hiện tinh thần dân tộc, khoa học, đại chúng. Người thầy giỏi thực sự phải thoát ra khỏi sự giáo điều của sách vở, các quan niệm cố hữu của xã hội và nhất là biết hướng đến sự phát triển, cả trong nhận thức bản thân và trong việc truyền thụ cho người học. Đó là những người tiêu biểu về tấm gương “uy vũ bất nan khuất”, tức là không e sợ trước cường quyền, không xu phụ trước kẻ mạnh và luôn dũng cảm đấu tranh chống lại những gì không có lợi cho nhân dân. Có thể nói, người thầy giỏi là người “không biết sợ”, cả trong hành động cụ thể và trong việc dạy điều đó cho người học. Đó là những người có phẩm hạnh ngời sáng, không chỉ trong vai người thầy mà còn ở vai trò một con người, một cá nhân trong xã hội, cho dù sống trong thời thế loạn lạc. Có thể khái quát bằng câu của cụ Đồ Chiểu: Thà đui mà giữ đạo nhà, tức là có thể chịu thiệt thòi cho bản thân nhưng phải giữ được tư cách và khẳng định được tư cách đó với xã hội. Đó là những người biết “ưu thời mẫn thế”, tức là không tự tách mình ra khỏi thời cuộc mà mỗi hành động, mỗi bài giảng đều gắn với hơi thở cuộc sống. Người thầy không nên chỉ “sống” trong sách vở mà phải biết gắn sách vở để giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống trong điều kiện cụ thể của mình.

Ngày nay, dù ở những vị trí khác nhau, nếu những người thầy thể hiện được các đặc điểm ở trên thì nhất định là người thầy giỏi và được người học yêu kính, được xã hội nể trọng, có nhiều đóng góp cho hoạt động giáo dục nói riêng và cho xã hội nói chung. Để rồi, chính họ lại là những tấm gương cho nhiều người khác noi theo, chứ không phải chỉ khi trở thành người nổi tiếng!

Nguyn Minh Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)