Y tế - Văn hóaThư giãn

“Tâm huyết trao đời – Tôi dạy học”: Tay thầy còn cảm giác không?

Tạp Chí Giáo Dục

Tháng 4 năm 2014, tôi ra Hà Ni d ngày Sách Vit Nam theo thư mi ca B Văn hóa – Th thao và Du lch din ra ti Văn Miếu Quc T Giám đ giao lưu vi đc gi Th đô v ta sách th 31 ca tôi: “Biết hc hết mình” mà Nhà xut bn Giáo dc mi va in.

NGƯT Nguyn Ngc Ký gp g các cu hc trò ti Hà Ni ngày 3-12-2016 (T trái qua: Phm Văn Hưng-th 3. Vũ Khoa – th 5.  Lưu Quang Khánh – th 8. Phm Xuân Hòa – th 9. Nguyn Văn Toan (Tam) – th 11)

Biết tin này, một số học trò đã học tôi 40 năm về trước tại trường xã quê Hải Thanh hiện công tác tại Thủ đô liền loan báo cho nhau và bàn kế hoạch đón tiếp. Em Phạm Xuân Hòa làm Bác sĩ ở Bệnh viện 108 đăng ký lo cho tôi việc chạy thận nhân tạo suốt 3 buổi trong tuần. Em Lưu Quang Khánh lo chuyện xe đưa đón. Em Phạm Văn Hưởng, Vũ Khoa, Nguyễn Văn Hiệu…tổ chức buổi gặp gỡ thầy trò tại một nhà hàng sang trọng giữa Hà Nội.

Nhiều kỷ niệm được các em nối tiếp nhau kể lại khiến vợ chồng tôi cảm động đến nghẹn ngào. Sau lời tâm sự của Khánh, ai cũng tấm tắc về sự thành công của em. Từ hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn giữa vùng quê thuần nông nghèo khó, chỉ một tay mẹ xoay trở mà nay, ba anh em đều là Tiến sỹ. Khánh trở thành Vụ trưởng một vụ có uy danh tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Từ nhiều năm nay không 20-11 nào em không gửi diện hoa và quà chúc mừng thầy. Trước sự đề cao ngưỡng mộ của mọi người, Khánh cười vui đứng dậy vung tay khẳng định:

– Thôi thôi! Các bạn cứ gọi tôi “học trò thầy Ký” là tôi vui nhất, vinh dự nhất!

Còn Nguyễn Văn Tam (cán bộ công ty Sông Đà) kết thúc lời tâm sự bằng câu nói thật ấn tượng khiến mọi người lặng đi trong tràng vỗ tay xúc động:

– Nếu không có thầy Ký sẽ không có tôi hôm nay!

Với Hưởng (Phó Chánh Văn phòng bộ Thông tin Truyền thông), câu chuyện em kể đã thu hút sự chú ý đặc biệt của mọi người:

– Về thầy, em có nhiều kỷ niệm lắm. Đây là một kỷ niệm nhỏ chắc thầy đã quên và hẳn khi đó thầy cũng chẳng để ý tới. Song với em thì nó mãi còn neo trong đầu mà mỗi lần nhắc tới thầy là em lại nhớ. Sự việc thật đơn giản: Hôm ấy, trong tiết ôn tập Ngữ pháp, thầy treo tấm bảng phụ đã vẽ sẵn các kiểu mô hình câu theo dạng chiếc chậu mà thầy chuẩn bị từ nhà, đến lớp nhờ mấy bạn đính lên bảng. Thầy thong thả bước xuống phía cuối lớp và yêu cầu cả lớp dựa vào các mô hình đó tìm cách đặt câu văn tương ứng sao cho vừa chuẩn vừa có ý nghĩa. Cả lớp hào hứng suy nghĩ. Đã có vài bạn giơ tay, song thầy chưa vội gọi ai mà điềm tĩnh nhắc lại yêu cầu: “Các em cần bình tĩnh suy nghĩ cho kỹ. Cố gắng sao cho câu mình đặt không chỉ đúng mà phấn đấu càng lạ càng mới càng hay mới quý”. Vừa lúc thầy tiến đến dựa hông vào đầu chiếc bàn của tổ em. Em là tổ trưởng được ngồi ngay đầu bàn nên tiếp xúc cận kề với thầy. Cơ hội được khám phá sự thật về đôi bàn tay teo tóp của thầy bỗng nhiên xuất hiện trong em. Với trí tò mò của tuổi thơ, em muốn thử xem đôi bàn tay của thầy liệu còn cảm giác không? Em mạnh dạn khẽ sờ sờ vào bàn tay đang buông thõng của thầy. Em để ý thấy thầy vẫn không động tĩnh gì, vẫn đứng lặng như một pho tượng, mắt chăm chú hướng lên bảng quan sát một bạn đang thực hiện bài giải của mình. Vậy là sự thật đã được khám phá. Câu hỏi bấy lâu nay trong lũ học trò tò mò hiếu kỳ của chúng em đã có đáp án: Tay thầy chắc chắn đã mất cảm giác. Tin này được em nhanh chóng loan báo cho các bạn ngay giờ ra chơi sau đó. Ai cũng đinh ninh đó là sự thật “không còn bàn cãi”.

Nghe Hưởng kể đến đây, không khi vui cười chen lẫn sự hoài nghi bỗng bừng dậy. Có tiếng xì xào: “Ơ, thế tay thầy không còn cảm giác thật ư?”; “Bao năm rồi thế mà tớ cứ tưởng…”; “Không phải! Tay thầy sao lại mất cảm giác được?”; “Thôi, bây giờ thầy công bố cho chúng em biết đích thực đi!”; “Tay thầy thật sự còn cảm giác không ạ?”.

Bà xã nhìn tôi, cả hai cùng cười trừ. Giữa lúc tôi đang định đứng lên diễn trình “sự thật” thì Hưởng cười lớn đưa tay ra hiệu mọi người im lặng. Cậu vui vẻ với giọng vừa háo hức vừa hồi hộp:

– Chừng một tuần sau, em đột nhiên bị cảm nặng phải nghỉ học. Ngay trưa đấy, em bất ngờ khi thầy đến thăm. Mẹ em đon đả rót nước, mời thầy ra bàn ngồi thưa chuyện. “Vâng, cảm ơn bác”, thầy chỉ nói vậy rồi bước thẳng vào chỗ giường em đang nằm. Em chưa kịp ngồi dậy thì thầy đã bước tới với giọng đầy mến thương khác thường: “Thôi, thôi! Em cứ  nằm cho đỡ mệt!”. Vừa nói thầy vừa nghiêng người ngoắt nhẹ để bàn tay lên trán em, rồi ngay lập tức thầy thốt lên: “Ôi! Em sốt cao quá! Có lẽ gia đình phải đưa em lên trạm xá ngay thôi bác ạ!”. Trời! Thế hóa ra tay thầy vẫn còn nguyên cảm giác đấy chứ. Tâm trạng em lúc này òa vỡ trong nỗi xúc động khôn cùng.

Kể đến đây, Hưởng dừng lại rót nước ngọt mang đến chỗ tôi ngồi, nâng lên tận miệng mời thầy. Dù miệng cười rất tươi nhưng giọng hơi chùng xuống và đôi mắt rơm rớm, Hưởng kết luận:

– Vậy là cái lần em “đánh liều” sờ vào tay thầy hôm ấy để “khám phá sự thật”, một trăm phần trăm thầy thừa biết nhưng đã cố tình làm lơ. Bây giờ nghĩ lại, em càng thấy sự tuyệt vời trong cách ứng xử ấy của thầy. Nó vừa rất sư phạm là để không làm ảnh hưởng đến không khí tiết học, lại vừa rất tâm lý là giúp thỏa mãn tính tò mò thích khám phá của chúng em!

Cả nhà hàng hôm ấy không chỉ khách mà cả chủ vừa nghe Hưởng dứt lời đã đồng loạt vỗ tay trong tiếng cười vui rôm rả, tâm đắc.

(Còn tiếp)
NGƯT
Nguyn Ngc Ký

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)