Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tấm lòng của Bác Hồ với người cao tuổi

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 19-12-1946, cuc kháng chiến toàn quc chng thc dân Pháp bùng n; các cơ quan Trung ương di lên căn c đa Vit Bc đ tiếp tc lãnh đo toàn quân, toàn dân kiến quc và kháng chiến.

1.Mùa xuân Đinh Hợi 1947, Bác Hồ có “Thơ chúc Tết 1947” gửi đồng bào và chiến sĩ thân yêu cả nước: “Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió/ Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông/ Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến/ Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng/ Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!/ Sức ta đã mạnh, người ta đã đông/ Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!/ Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”.

Thời điểm Bác Hồ làm hai bài thơ tặng cụ Bùi Bằng Đoàn và cụ Võ Liêm Sơn (1948) thì cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đã trải qua một thời kỳ thử thách ác liệt. Theo đó, đầu tháng 10-1947, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn lên chiến khu Việt Bắc, với mục tiêu là tiêu diệt căn cứ đầu não của cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc diễn ra từ ngày 7-10-1947 đến ngày 22-12-1947. Mở đầu cuộc tấn công, quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn. Ngày 8-10-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi toàn thể đồng bào đoàn kết kháng chiến, ra sức giết giặc. Ngày 15-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Đến ngày 22-12-1947, chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã kết thúc với thắng lợi to lớn. Việt Bắc trở thành “mồ chôn giặc Pháp” với hơn 6.000 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, ta bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 ca nô, tàu chiến…

2.Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác luôn dành những tình cảm kính trọng đối với các vị cao niên, những bậc nhân sĩ yêu nước tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến.

Năm 1948, Bác có bài thơ tặng cụ Bùi Bằng Đoàn với tựa đề “Tặng Bùi Công”: Khán thư sơn điểu thê song hãn/ Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì/ Tiệp báo tần lai lao dịch mã/ Tư công tức cảnh tặng tân thi. Dịch thơ: Xem sách, chim rừng vào cửa đậu/ Phê văn hoa núi ghé nghiên soi/ Tin vui thắng trận dồn chân ngựa/ Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài.

Cụ Võ Liêm Sơn

Cụ Bùi Bằng Đoàn là một nhân sĩ, cựu Thượng thư (sinh ngày 19-9-1889, mất ngày 13-4-1955), quê làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, từ nội tổ, thân sinh đều làm quan lớn triều Nguyễn. Năm Bính Ngọ 1906, đỗ cử nhân, năm 1907 thi vào trường Hậu Bổ, Hà Nội; năm 1911 tốt nghiệp. Năm 1911 (Tân Hợi) được bổ làm Tri huyện, rồi được thăng chức dần đến Tuần phủ Ninh Bình vào năm 1933. Tháng 5-1933, nội các Nguyễn Hữu Bài bị buộc từ chức; Bảo Đại đứng đầu nội các, ông được cử làm Thượng thư bộ Hình (Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, cả nội các này buộc từ chức, ông lui về quê ở Hà Đông sống ẩn dật. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông là một nhân sĩ có chân trong các tổ chức yêu nước ở Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp, ông ra vùng tự do, tham gia các đoàn thể yêu nước ở chiến khu. Ông được bầu làm Trưởng ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa I.

Bài thơ tứ tuyệt “Tặng Bùi Công” được Bác lấy bối cảnh nơi chiến khu Việt Bắc lúc bấy giờ làm niềm cảm hứng sáng tác. Đó là cuộc kháng chiến trường kỳ, anh dũng của dân tộc đang từng bước đi lên vững chắc, ngày ngày tin thắng trận khắp nơi dồn dập đưa về. Tuy công việc bộn bề, nhưng tâm hồn Bác luôn tràn đầy niềm lạc quan, tràn đầy niềm vui khi xem sách, khi soạn công văn, giấy tờ phục vụ kháng chiến. Cảnh thiên nhiên thật gần gũi, thân thiết, chan hòa như có sự giao cảm với con người. Hình ảnh gợi tả (Xem sách chim rừng vào cửa đậu/ Phê văn hoa núi ghé nghiên soi) khiến cảnh sắc thật sinh động. “Chim rừng”, “hoa núi” ở đây dường như cùng chia sẻ, thấu hiểu niềm vui của Bác. Giữa lúc ấy, tin thắng trận dồn dập gửi về, Bác cảm thấy thương con ngựa trạm làm việc vất vả, mang tin thắng trận chạy khắp nơi hầu như không ngơi nghỉ. “Tin vui thắng trận dồn chân ngựa/ Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài”. Trong bộn bề xử lý công việc, Bác vẫn nhớ tới cụ Bùi Bằng Đoàn, một nhân sĩ giàu lòng yêu nước, không quản gì tuổi cao vẫn nhiệt tình tham gia cách mạng. (Tư công tức cảnh tặng tân thi; nghĩa là “Nhớ cụ, mới tức cảnh thành bài thơ tặng cụ”); phải có tấm lòng giao cảm, giao hòa với cụ Bùi Bằng Đoàn thì Bác mới có niềm cảm hứng mãnh liệt viết nên bài thơ tứ tuyệt đặc sắc này tặng vị nhân sĩ mà Bác kính trọng. Bài thơ như một bức tranh đầy màu sắc lung linh, có chim rừng đậu trước cửa, có hoa núi tỏa hương soi bóng vào nghiên mực, có con người đang phơi phới niềm vui. Phía sau đó là nỗi nhớ về cụ Bùi Bằng Đoàn mà Bác hằng quý mến và tức cảnh sinh tình, Bác làm bài thơ tặng cụ như gửi gắm, chia sẻ niềm vui…

Nhận được bài thơ Bác Hồ gửi tặng, cụ Bùi Bằng Đoàn vô cùng xúc động và với niềm kính trọng Bác, cụ đã làm ngay bài thơ họa lại: Thiết thạch nhất tâm phù chủng tộc/ Giang sơn vạn lý thủ thành trì/ Tri công quốc sự vô dư hạ/ Thao bút nhưng thành thoái lỗ thi. Dịch thơ: Sắt đá một lòng vì chủng tộc/ Non sông muôn dặm giữ cơ đồ/ Biết Người việc nước không hề rảnh/ Vung bút thành thơ đuổi giặc thù.

Hai vị cao niên cùng chung thú vui tao nhã của người xưa là họa thơ, giao cảm, giao tiếp với nhau bằng những vần thơ sâu sắc, rất thẳm sâu ý nghĩa mà cũng rất đời thường. “Biết Người việc nước không hề rảnh”, bởi trăm công nghìn việc đang chờ, đang gánh nặng trên vai của Bác. Nhưng khi Bác cầm đến ngòi bút làm thơ thì sức mạnh ngòi bút ấy đẩy lùi được quân giặc (Vung bút thành thơ đuổi giặc thù)! Vậy mà Bác vẫn luôn nhớ tới, nhắc tới cụ Bùi Bằng Đoàn, dù tuổi cao vẫn gánh vác việc nước; một tấm gương trong sáng, mẫu mực cho mọi người noi theo.

Cụ Bùi Bằng Đoàn

3.Ngoài bài thơ tặng cụ Bùi Bằng Đoàn, Bác Hồ còn có bài thơ tặng cụ Võ Liêm Sơn – một nhân sĩ, nhà giáo yêu nước, quê xã Thiện Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Nhâm Tý 1912, ông đỗ cử nhân, làm Tri huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Tại đây ông không khuất phục tên Chủ thương chánh Pháp, nên bị bãi chức. Sau đó ông chuyển sang ngành giáo dục, làm Huấn đạo, rồi làm giáo sư Hán văn và Quốc văn tại Trường Quốc học Huế. Thân phụ ông khi trước từng tham gia phong trào Cần vương đánh Pháp, lớn lên ông cũng tích cực hoạt động phong trào Duy Tân năm 1908. Từ năm 1926, ông có chân trong Ban biên tập Quan Hải tùng thư (do ông và Đào Duy Anh sáng lập ở Huế). Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Ra tù, ông về quê vợ ở Bình Thuận sống ẩn dật, chuyên tâm sáng tác văn học. Từ năm 1944, ông bí mật tham gia Mặt trận Việt Minh. Sau Cách mạng tháng Tám, ông về quê, tham gia công tác kháng chiến tại Hà Tĩnh. Năm 1948 làm ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chánh kiêm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Liên khu IV.

Đầu năm 1948, cụ Võ Liêm Sơn được Bác Hồ mời ra Việt Bắc. Bác rất quý trọng ông và tặng ông bài thơ “Tặng Võ Công”: Thiên lý công tầm ngã/ Bách cảm nhất ngôn trung!/ Sự dân nguyện tận hiếu/ Sự quốc nguyện tận trung/ Công lai ngã hân hỉ/ Công khứ ngã tư công/ Tăng công chỉ nhất cú/: Kháng chiến tất thành công. Dịch thơ: Ngàn dặm cụ tìm đến/ Một lời trăm cảm thông!/ Thờ dân tròn đạo hiếu/ Thờ nước vẹn lòng trung/ Cụ đến tôi mừng rỡ/ Cụ đi tôi nhớ nhung/ Một câu xin tặng cụ:/ Kháng chiến ắt thành công.

Đúng vậy, từ Hà Tĩnh, cụ Võ Liêm Sơn phải vượt qua hàng trăm cây số, trải qua biết bao vất vả trên dặm đường dài để ra đến tận chiến khu Việt Bắc để gặp được Bác Hồ. Một tình cảm thật đáng trân trọng của cụ Võ Liêm Sơn đối với Bác Hồ kính yêu. Cảm nhận được tình cảm lớn lao đó của cụ Võ Liêm Sơn, Bác Hồ đã cảm xúc viết nên bài thơ tặng cụ. “Ngàn dặm cụ tìm đến/ Một lời trăm cảm thông”, vượt cả ngàn dặm đến Việt Bắc, đến thăm Bác là thể hiện cả một tình cảm lớn lao, chân thành. Gặp nhau có lời hỏi thăm sức khỏe là chất chứa bao nỗi lòng của Bác đối với cụ Võ Liêm Sơn. Bác nguyện một lòng thờ dân, thờ nước; một lòng phụng sự đất nước, nhân dân. Đó cũng là lời hứa của Bác trước cụ Võ Liêm Sơn, trước một người cao tuổi; cũng là lời hứa trước nhân dân (Thờ dân tròn đạo hiếu/ Thờ nước vẹn lòng trung).

Cuộc vui nào, cuộc gặp nào rồi cũng phải đến lúc chia tay bịn rịn, không nói nên lời (Cụ đến tôi mừng rỡ/ Cụ đi tôi nhớ nhung/ Một câu xin tặng cụ:/ Kháng chiến ắt thành công). Bác đã truyền sức sống của tinh thần lạc quan, của niềm tin son sắt vào thành công của cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ nhưng nhất định thành công đến cụ Võ Liêm Sơn, đến mọi người!

Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta lúc này (1948) mới trải qua chưa đầy hai năm mà Bác đã khẳng định chắc chắn “Kháng chiến ắt thành công!”. Bác tặng câu thơ này cho cụ Võ Liêm Sơn cũng là tặng cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ, toàn thể đồng bào đang hăng hái kháng chiến, kiến quốc.

Đối với người cao tuổi, nhất là các vị nhân sĩ yêu nước tham gia kháng chiến, Bác luôn bày tỏ tấm lòng kính trọng, quý mến và sự quan tâm đặc biệt. Vì họ là những người có tầm văn hóa cao, có trình độ, có hiểu biết, có kinh nghiệm trong công việc, trong cuộc sống, trong đối nhân xử thế. Họ cũng là những tấm gương cụ thể, sinh động về lòng yêu nước, thương nòi; về tinh thần toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng. Đó cũng là tinh thần đại đoàn kết toàn dân, toàn diện; tạo nên sức mạnh vô bờ, từng bước đưa cuộc kháng chiến đến thành công…

Bác luôn đề cao, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân ta; cổ vũ tinh thần đoàn kết là sức mạnh của nhân dân ta, nhất là các vị cao tuổi. Hai bài thơ trên, Bác tặng cụ Bùi Bằng Đoàn và cụ Võ Liêm Sơn với lòng quý mến sâu sắc. Lối thơ chữ Hán thâm trầm, thắm sâu từng từ, từng ý, toát lên vẻ đẹp tấm lòng của Bác Hồ kính yêu đối với các vị cao niên.

Lê Đc Đng

 

* Tài liệu tham khảo: Danh nhân Hồ Chí Minh, NXB Lao động, 2000; Hồ Chí Minh, thơ với đời – NXB Văn học, 2012; Thơ Hồ Chí Minh – NXB Văn hóa – Thông tin, 2002; Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – NXB Tổng hợp TP.HCM, 2006. Từ điển văn học (Bộ mới) – NXB Thế giới, 2004.

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)