Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tấm lòng của hai thế hệ thầy thuốc

Tạp Chí Giáo Dục

Hai thế h thy thuc nhưng chung mt tm lòng yêu thương nhng ngưi nghèo rt đáng trân trng!

Ông Nguyn Xuân Đng hnh phúc khi đưc làm công vic thin nguyn

Ngưi lính C H dành c phn đi còn li cho nhng ngưi nghèo

Ở cái tuổi xế chiều, lẽ ra phải được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già, thế nhưng ông Nguyễn Xuân Đồng (cựu bác sĩ (BS) của Bệnh viện (BV) Quân y 175) vẫn miệt mài với công việc khám, chữa bệnh. Đáng quý hơn, công việc mà ông làm hoàn toàn xuất phát từ cái tâm, cái tình, cái nghĩa của một người thầy thuốc đối với những con người nghèo khó, không nơi nương tựa…

Ông Nguyễn Xuân Đồng năm nay đã 72 tuổi, hiện là Trưởng phòng khám nội tổng hợp (trên đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp) – nơi để các cựu chiến binh, lính Cụ Hồ tập hợp lại khám và phát thuốc miễn phí cho những người nghèo.

Theo lời kể của ông Đồng, vào năm 1975 ông tốt nghiệp Trường ĐH Y Hà Nội. Sau đó không bao lâu, ông chuyển vào miền Nam rồi trực tiếp tham gia vào chiến dịch Hồ Chí Minh với nhiệm vụ chăm lo sức khỏe, chữa thương cho các anh em bộ đội. Sau khi đất nước thống nhất, ông Đồng được cử đi du học, nâng cao nghiệp vụ ở Đức. Dù có điều kiện phát triển sự nghiệp ở nước ngoài nhưng ông vẫn quyết tâm trở về Việt Nam, đóng góp phần sức lực của mình để phục vụ cho quê hương, Tổ quốc.

Năm 1986, sau khi trở về, ông Đồng làm việc tại Cục Quân y (Hà Nội). Đến năm 1991, ông theo gia đình chuyển vào miền Nam rồi công tác tại BV Quân y 175 (quận Gò Vấp) giữ các chức vụ Trưởng khoa Truyền nhiễm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp. Ở vị trí nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, được bệnh nhân yêu mến, đồng nghiệp và lãnh đạo tin tưởng. Chính vì thế ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú và nhiều huân huy chương cao quý. Đến năm 2006 vì tuổi  tác nên ông về hưu.

Trải qua 32 năm cống hiến cho đời, cứ tưởng ông Đồng sẽ dành phần đời còn lại để nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già, sống an phận bên con cháu, thế nhưng vị thầy thuốc này lại chọn cho mình công việc bận rộn khác. Đó là tham gia vào Phòng khám nội tổng hợp để giúp đỡ cho những người nghèo, người vô gia cư, người bất hạnh… Công việc này không có lương, không bổng lộc nhưng nó đã mang lại niềm vui, cứu nhiều người vượt qua cơn bạo bệnh. “Cái nghề thầy thuốc đã ăn sâu vào máu của tôi từ thời còn trẻ. Mãi cho đến giờ, ở cái tuổi gần đất xa trời mà vẫn không sao bỏ được, được khám, chữa bệnh cho bà con, nhất là những người nghèo là niềm vui đối với những người già như tôi” – ông Đồng chia sẻ.

Phòng khám nội tổng hợp được thành lập từ năm 1995 trên đường Lê Lợi (quận Gò Vấp) do BS Ngô Thị Thái Nghiêm đứng đầu. Đến năm 2014 phòng khám dời về 94/639 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp. Thuở ban đầu, phòng khám chỉ có vài BS, dược sĩ, đông y thay phiên nhau làm việc từ sáng thứ hai đến sáng thứ sáu. Khi tiếng tốt ngày càng vang xa, những vị BS về hưu đến giúp sức ngày càng đông. “Hiện tại tôi trực vào sáng thứ hai và thứ sáu. Tuy phân chia là vậy nhưng hễ người nào bận công việc riêng thì có người khác thay phiên để đảm bảo có BS khám bệnh cho bà con. Họ không chỉ là những người nghèo trên địa bàn thành phố mà còn những người ở tỉnh, ở xa đến. Vì vậy, chúng tôi phải phân chia, lên kế hoạch khám, chữa bệnh để bệnh nhân cảm thấy an lòng như ở trong BV” – ông Đồng chia sẻ.

Không chỉ khám chữa bệnh tại cơ sở, BS Đồng còn cùng với các cựu chiến binh nơi đây thường xuyên liên kết với các BV, nhà hảo tâm đi khám, phát thuốc, tặng quà cho bà con vùng sâu vùng xa ở các tỉnh miền Đông Nam bộ. “Trên đời này có rất nhiều người đang cần đến mình nên giúp được gì cho họ thì giúp thôi chứ đâu mong chi đến lợi lộc. Biết đâu nhờ tấm lòng của mình mà nhiều người vượt qua thời khắc khó khăn” – ông Đồng hạnh phúc nói.

Với suy nghĩ giản đơn như vậy mà đến bây giờ, dù mái tóc của ông đã bạc phơ, lưng đã còng, đôi mắt đục ngầu vì trải qua nhiều sương khói của cuộc đời nhưng nó vẫn long lanh, ánh lên rất nhiều niềm vui và hạnh phúc của người dành cả cuộc đời để làm những việc có tâm, có ý nghĩa cho cộng đồng, xã hội.

Chuyn ca thy thuc tr Dương Quang Huy

Nhiều SV nghèo trong Câu lạc bộ Khuyến học khuyến tài (Hội Khuyến học TP.HCM) coi những mạnh thường quân như BS Dương Quang Huy là những ông tiên có phép mầu giúp các em chinh phục đỉnh cao trí tuệ trong hành trình học tập của chính bản thân mình.

BS Dương Quang Huy trong mt bui hi tho v y khoa

Khi còn là HS của Trường PT Năng khiếu TP.HCM, 2 chị em của Dương Quang Huy được coi là những tấm gương tiêu biểu về tinh thần học tập của HS nghèo vượt khó, minh chứng là cả 2 chị em đều thi đậu vào trường y. Học giỏi, phấn đấu tốt với nhiều giải thưởng, Quang Huy có tên trong danh sách những SV được Hội Khuyến học giúp đỡ thông qua CLB Khuyến tài 1&1. Sáu năm đồng hành với CLB Khuyến tài 1&1 từ 2003 đến 2009, nhiều thử thách khó khăn đã gục ngã trước ý chí của Dương Quang Huy để sau đó trở thành một BS chuyên khoa ngoại tiết niệu. “Ngôi nhà” làm việc đầu tiên của anh là Khoa Hiếm muộn (BV Hùng Vương). Có thể coi đây là bước đầu thuận lợi để người thầy thuốc trẻ gắn bó với Chuyên khoa Nam học sau này tại 2 BV lớn là BV Bình Dân (TP.HCM) và BV Âu Cơ (Bình Dương).  BS Huy chia sẻ: “Thời gian học BS y khoa hệ dài hạn và sau này hệ cao học chuyên ngành ngoại tiết niệu, tôi nghĩ mình sẽ gắn bó với chuyên ngành mà mình đã nghiên cứu sâu. Nhưng sau khi ra trường do yêu cầu thực tế và duyên nợ không ngờ tôi lại gắn bó hơn với Chuyên khoa Nam học” .

Theo BS Huy, hiện nay Chuyên khoa Nam học đã có một số BS giỏi nổi tiếng như BS Mai Bá Tiến Dũng, BS Nguyễn Hồ Vĩnh Phước (BV Bình Dân) nhưng thực tế vẫn rất cần nhiều BS có tay nghề giỏi, tâm huyết với chuyên ngành. Từng công tác ở những BV lớn, BS Huy  là  một trong số ít phẫu thuật viên chính có nhiều năm kinh nghiệm tại Khoa Nam học (BV Bình Dân). BS Huy cũng cho rằng, đây là một chuyên khoa mới mà trước đây chưa được coi trọng thì hiện nay đã được ngành y tế đặc biệt quan tâm nhất là sức khỏe sinh sản của phái mạnh. Nhờ sự tư vấn và chăm sóc tận tình mà nhiều người đã dám nói thật bệnh tình của mình, chấm dứt được nỗi khổ dai dẳng về những căn bệnh khó nói của đàn ông. Các BS Nam khoa cũng đã đem lại nhiều hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, có trục trặc trong sức khỏe sinh sản, cho ra đời những mầm sống trong niềm hy vọng lớn lao của các cặp vợ chồng trẻ.

Với trang web tư vấn của ViCare, BS Dương Quốc Huy đã trở thành  cầu nối trả lời và tư vấn bệnh trên chuyên mục Hỏi bác sĩ. Hàng trăm trả lời từ BS Huy đã giúp các bệnh nhân nam có thêm cánh cửa tri thức về sức khỏe giới tính cũng như cách phát hiện và phòng ngừa bệnh tật của nam giới mà không phải ai cũng dám hỏi thẳng.

Mới làm việc được vài năm nhưng ơn những người đi trước đã giúp đỡ mình vẫn canh cánh trong lòng người BS trẻ. Có lẽ đây chính là sự thôi thúc mạnh mẽ nhất để BS Huy quyết định trích một phần lương ít ỏi của mình để giúp đỡ người đi sau. Đó là bạn cựu HS Trường THPT Nguyễn Công Trứ mồ côi cha mẹ phải sống với dì. Nhờ được BS Huy tài trợ suốt 4 năm mà SV Phong Lan đã vượt qua được khó khăn để theo kịp bạn bè trong hành trình theo đuổi ước mơ làm BS chữa bệnh cho người nghèo. Dù không phải SV ngành y nhưng 1 cựu HS Trường THPT Gia Định đang là SV Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM cũng được BS Huy giúp đỡ học phí 2 triệu đồng/ tháng và học bổng 1,2 triệu đồng đủ tiền mua sách vở.

BS Huy cho biết: “Việc giúp đỡ SV không cần chờ đợi thời gian, miễn sao tranh thủ lúc nào càng sớm càng tốt. Người có điều kiện thì tài trợ 4, 5 suất học bổng người chưa có thì giúp đỡ ít hơn tùy theo khả năng và tấm lòng của mỗi người”.

Bài, nh: Kiu Khánh – Hương Thy

 

Bình luận (0)