Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tâm nguyện của người hơn nửa thế kỷ chơi tem

Tạp Chí Giáo Dục

Tôi may mn đưc quen biết và trao đi thú chơi tem vi nhà sưu tp Trn Hu Hu đã t lâu, ngưi có nhiu bit danh đc bit trong gii sưu tp tem như: “Bác nông dân chơi tem”, “Hai lúa chơi tem”, “Vua tem đng bng sông Cu Long”, “Nhà chơi tem chân đt”… Nhưng tôi vn thích và ngưng m vi tên gi v ông là “Ngưi có nhiu b sưu tp tem tham gia trin lãm và đt nhiu gii thưng nht Vit Nam”. Bi sng tem chơi ca ông tht đáng n vi hơn 200.000 mu tem ca hàng trăm quc gia trên thế gii.


Nhà sưu tp Trn Hu Hu trong mt bui sinh hot tem ti Trưng THCS Th trn Núi Sp

Đặc biệt, ông sở hữu đến 24 bộ sưu tập tem chuyên đề tham gia triển lãm tem trong và ngoài nước (mỗi bộ 5 khung tem) và tất cả đều đạt giải thưởng cao.

Nhng b sưu tp tem mang đy tính giáo dc

Nhà sưu tập Trần Hữu Huệ (sinh năm 1951) hiện đang sống tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Mê tem từ nhỏ, năm 1965, lúc mới 14 tuổi, đang là cậu học trò lớp 6, Trường Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên – An Giang, với tính hiếu học, khám phá tri thức, ham hiểu biết, ông đã tìm đến những chiếc tem thư. Từ đó, không hiểu sao, ông bị con tem “hớp hồn”. Đến khi lập gia đình, ông vẫn “tay cày, tay tem” chứ nhất quyết không từ bỏ niềm đam mê của mình. Theo ông Huệ, “nghề chơi cũng lắm công phu” bởi trong cuộc sống hàng ngày, ông phải dành khá nhiều thời gian để chăm chút từng con tem có được. Có khi phát hiện một con tem quý, ông tìm mọi cách tiếp cận rồi sở hữu nó. Khi có trong tay, ông mất ăn mất ngủ để thu thập đầy đủ lịch sử của nó và đưa vào bộ sưu tập…

Đến nay, đã hơn nửa thế kỷ gắn bó với thú chơi tem, chẳng rõ đối với ông đó là “duyên” hay “nợ”. Những chủ đề sưu tập tem dự thi của ông mang đầy tính giáo dục, giúp người xem có thể hiểu về lịch sử, văn hóa dân tộc và khơi gợi thêm lòng yêu quê hương, đất nước. Như bộ sưu tập “Người phụ nữ Việt Nam trên tem bưu chính”, “Thăng Long ngàn năm thương nhớ”, “Vì tương lai con em chúng ta”, “Văn hóa dân tộc Việt Nam”, “Việt Nam dân tộc anh hùng”, “Bàn tay kỳ diệu”… Nhiều lần đến nhà ông, tôi đã tận mắt chứng kiến những bức tranh tem khá lớn. Như bức tranh tem mang hình ảnh bản đồ đất nước Việt Nam với kích thước 1mx1,1m được treo trang trọng giữa nhà mà ông gọi là “bàn thờ Tổ quốc” đã dùng hơn 1.000 mẫu tem để ghép trong hơn một tháng. Ngoài ra, ông còn có một bức tranh ghép tem “bản đồ thế giới” (1,2mx1,8m) với vị trí của nước nào thì ông gắn tem của nước đó, rất công phu và nhiều ý nghĩa.


Nhà sưu tp Trn Hu Hu tng tem cho các em hc sinh

Tuy nhiên, quý nhất trong sự nghiệp chơi tem của ông vẫn là bộ sưu tập tem về Bác Hồ. Ông đang sở hữu khoảng 1.000 mẫu tem khác nhau về Bác. Trong đó, ông xếp loại khoảng 400 tem thành 5 bộ khung cho các chuyên đề khác nhau về Bác: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp, Bác Hồ với thiếu nhi…

Một bộ sưu tập tem hoàn chỉnh, như một công trình nghiên cứu khoa học, có lời dẫn, mục lục, chia theo từng chương mục, thấy được tư duy, sự chuyên sâu, mở rộng của tác giả ở mỗi đề tài thông qua những chiếc tem và vật phẩm bưu chính sưu tập. Vì lý do đó, nên trên thế giới có hàng triệu người chơi tem, nhưng để có bộ sưu tập tem dự thi thì rất hiếm hoi. Những người sưu tập tem chuyên nghiệp như chúng tôi, đôi khi cả đời chỉ có một vài bộ sưu tập tem hoàn chỉnh tham gia triển lãm dự thi. Ấy vậy mà, đối với nhà sưu tập tem Trần Hữu Huệ, đến nay, ông có tất cả 24 bộ sưu tập chuyên đề dự thi. Và điều đặc biệt là, tất cả đều có giải thưởng cao trong và ngoài nước rất đáng khâm phục. 

Mang kinh nghim chơi tem truyn đt đưc cho gii tr

Với cái tuổi xế chiều, tâm nguyện của ông là mong muốn đem hết những kinh nghiệm chơi tem của mình để truyền đạt cho giới trẻ.


Nhà sưu tp Trn Hu Hu ti mt trin lãm tem

Trò chuyn vi nhà sưu tp tem Trn Hu Hu và tn mt chiêm ngưng nhng chiến li phm v tem ca ông tht t hào ngưng m. Ông Hu đã tham gia hàng trăm cuc trin lãm tem trong nưc và quc tế đng thi “rinh” v nhng gii thưng đáng n: Huy chương đng trin lãm tem quc gia t năm 1998 đến 2005, 2 huy chương bc và 5 huy chương đng trin lãm tem đng bng sông Cu Long 2002. Năm 2007, ông li mang v mt gii bc châu Á vi b sưu tp Lch s tem bưu chính Vit Nam 1954-1961 đưc t chc ti Bangkok Thái Lan. B sưu tp tem H Chí Minh đp nht tên Ngưi đot gii đng ti trin lãm Vietstampex năm 1998…

Hơn 10 năm qua, cứ mỗi chiều thứ bảy, người ta lại thấy nhà sưu tập tem Trần Hữu Huệ mang tem đến thư viện Trường THCS Thị trấn Núi Sập để sinh hoạt tem cũng như truyền “lửa” đam mê cho các em học sinh và thầy cô giáo ở trường này. “Câu lạc bộ tem chơi” của Trường THCS Thị trấn Núi Sập do ông thành lập. Ở mỗi giờ sinh hoạt đó, các em được ông Huệ hướng dẫn cách thức sưu tập tem và các vật phẩm bưu chính. Các em được giải đáp các thắc mắc về sưu tập tem, mở mang kiến thức, tập cắt dán, làm những trang tem tiền đề cho các bộ sưu tập tem tham gia triển lãm sau này. Rồi ngày chủ nhật, ông lại lặn lội đạp xe đi đến Hội quán nhà thờ Kinh Vương nơi mà những người trẻ yêu thích tem đang chờ “bậc tiền bối” đến giới thiệu cách chơi tem. Qua các buổi sinh hoạt này, tuy không rầm rộ huyên náo nhưng cũng không kém phần thú vị, giải thưởng cũng là một quyển album nhỏ với 10 mẫu tem của 10 quốc gia khác nhau. Ông tâm sự: “Tôi giúp các em có một sân chơi bổ ích và trí tuệ. Thiết nghĩ, nếu mỗi trường học, hội quán nhà thờ đều có người hướng dẫn nhiệt tình thì con em chúng ta có một thú chơi lành mạnh, tránh những trò chơi vô bổ đầy cám dỗ trong thời buổi internet với game online”.

Trước vấn đề gen Z hiện nay đa số không thích chơi tem, ông chia sẻ là thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc, đặc biệt về công nghệ thông tin, chỉ cần bấm điện thoại, cách xa nửa vòng trái đất là có thể liên lạc ngay tức khắc. Giới trẻ bây giờ có nhiều thú vui để giải trí, vì vậy việc lựa chọn sưu tập tem như thú vui cá nhân không nhiều trong xã hội. Hơn nữa, để làm được một bộ sưu tập cần nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc. Tuy nhiên, với các bạn trẻ thì còn phải đi học, thành ra phải dành thời gian cho việc học là chính. Vì thế, nếu những bạn trẻ nào thật sự đam mê tem thì mới tìm tới chứ không thể nào bắt buộc được.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)