Một nghịch lý hiện nay là các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu, trong đó có Việt Nam, vẫn chưa có một thương hiệu quốc tế nào cho sản phẩm của mình, lợi thế về thương hiệu cà phê lại thuộc về những nước không sản xuất cà phê nắm giữ.
Theo GS Tom Cannon, cố vấn về kinh tế và chiến lược ở tầm vóc toàn cầu, tại San Francisco (Mỹ), người uống cà phê không thể biết được cà phê mà họ đang thưởng thức đến từ quốc gia nào. Các tiệm cà phê ở Mỹ thường treo một số hình ảnh nông dân Costa Rica làm người ta lầm tưởng cà phê mà họ đang uống có nguồn gốc từ quốc gia này. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp 95% số lượng cà phê Robusta trên toàn cầu nhưng gần như không ai biết đến cà phê Việt Nam.
Ông Rodolfo Trampe, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê quốc tế, khuyến nghị các nước sản xuất cà phê cần nỗ lực tạo dựng một thương hiệu quốc tế cho riêng mình. Còn GS Peter Timmer, thành viên Hội đồng An ninh Lương thực Thế giới, cho rằng cà phê là một mặt hàng thiết yếu và là sản phẩm cho trí não, cho sáng tạo, kinh tế tri thức. Điều này lý giải vì sao GS Peter Timmer thuyết phục Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ cho dự án phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam trong năm 2011 (trong một năm, quỹ chỉ chọn một dự án để tài trợ trên toàn thế giới).
Theo các chuyên gia ngành cà phê, những hạn chế trong hoạt động trồng trọt, giá cả và lợi nhuận… là rào cản của cà phê Việt Nam. Do đó, mô hình cà phê bền vững phải khởi đầu bằng các hình thức trồng trọt bền vững và chất lượng cao; lợi nhuận hợp lý cho nông dân cùng các giải pháp về bình ổn giá, tiếp thị sản phẩm từ trang trại đến tiệm bán cà phê. Đặc biệt, giá cà phê thế giới hiện đã vượt qua 2.500 USD/tấn và được dự báo tiếp tục giữ giá cao trong 3 năm tới sẽ là cơ hội cho Việt Nam phát triển cà phê bền vững. Tuy nhiên, cần lưu ý tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nhất định đến sản xuất cà phê tại Việt Nam.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên, cho biết thế giới có đến 2,5 tỉ người liên quan đến cà phê. Để phát triển cà phê bền vững, cần tích hợp chuỗi sản xuất cà phê từ nhân giống, chăm bón, thu hoạch, thu mua cho đến quy trình chế biến, phân phối; tạo dựng một địa bàn có tính hình mẫu cho ngành cà phê.
Ông Rodolfo Trampe, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê quốc tế, khuyến nghị các nước sản xuất cà phê cần nỗ lực tạo dựng một thương hiệu quốc tế cho riêng mình. Còn GS Peter Timmer, thành viên Hội đồng An ninh Lương thực Thế giới, cho rằng cà phê là một mặt hàng thiết yếu và là sản phẩm cho trí não, cho sáng tạo, kinh tế tri thức. Điều này lý giải vì sao GS Peter Timmer thuyết phục Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ cho dự án phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam trong năm 2011 (trong một năm, quỹ chỉ chọn một dự án để tài trợ trên toàn thế giới).
Theo các chuyên gia ngành cà phê, những hạn chế trong hoạt động trồng trọt, giá cả và lợi nhuận… là rào cản của cà phê Việt Nam. Do đó, mô hình cà phê bền vững phải khởi đầu bằng các hình thức trồng trọt bền vững và chất lượng cao; lợi nhuận hợp lý cho nông dân cùng các giải pháp về bình ổn giá, tiếp thị sản phẩm từ trang trại đến tiệm bán cà phê. Đặc biệt, giá cà phê thế giới hiện đã vượt qua 2.500 USD/tấn và được dự báo tiếp tục giữ giá cao trong 3 năm tới sẽ là cơ hội cho Việt Nam phát triển cà phê bền vững. Tuy nhiên, cần lưu ý tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nhất định đến sản xuất cà phê tại Việt Nam.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên, cho biết thế giới có đến 2,5 tỉ người liên quan đến cà phê. Để phát triển cà phê bền vững, cần tích hợp chuỗi sản xuất cà phê từ nhân giống, chăm bón, thu hoạch, thu mua cho đến quy trình chế biến, phân phối; tạo dựng một địa bàn có tính hình mẫu cho ngành cà phê.
Thy Thơ / NLĐ
Bình luận (0)