Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tâm sự Nguyễn Du trong “ Độc Tiểu thanh ký”

Tạp Chí Giáo Dục

Bài thơ “Đc Tiu Thanh ký” là tác phm văn hc không th thiếu trong chương trình ging dy ng văn lp 10 t nhiu năm nay. Bài thơ đã phn ánh v mt xã hi đy ry s bt công và tàn đc. Đng thi, Nguyn Du cũng mưn hình nh nàng Tiu Thanh đ bày t nhng ni nim trong tn đáy lòng ông v s phn bt hnh ca ngưi ph n có tài văn chương trong xã hi phong kiến vưng phi.

Giờ học môn ngữ văn (ảnh minh họa). Ảnh: Hàn Giang

Bài thơ nằm trong “Thanh Hiên thi tập”, nghĩa là Nguyễn Du viết ở Việt Nam, chỉ đọc truyện về Tiểu Thanh và thơ của nàng mà viết, và viết lúc một mình bên cửa sổ với một nỗi xót thương vô hạn, với sự vận vào cuộc đời mình. Bài thơ nói về một hiện thực đau lòng: người tài và cái đẹp thường bạc phận, thường bị vùi dập, oan khổ không dứt. Đây là chủ đề, nội dung xuyên suốt trong các tác phẩm của Nguyễn Du. Kiều vận vào Đạm Tiên. Nguyễn Du tự vận mình vào Kiều, vào người ca kỹ đất Thăng Long, vào Tiểu Thanh, những người trong “sổ đoạn trường”… Bài thơ viết chuẩn theo kết cấu của một bài thất ngôn bát cú Đường luật, hai câu đầu là Đề (có phá đề, thừa đề như một mở bài); hai câu 3, 4 là Thực để tả thực khách thể (có cả hình trạng sự vật, sự việc và cảm xúc). Hai câu 5, 6 là Luận để bàn về hiện thực ấy. Hai câu cuối là Kết để nói rõ hơn ý của nhà thơ. Chúng tôi hiểu câu đầu như sau: Nguyễn Du không đứng trước Tây Hồ mà viết, vả lại Tây Hồ lúc nào cũng đẹp, không vì cái chết của Tiểu Thanh mà hoang hóa. Đây chỉ là hiện thực tâm trạng, là xuất ý của nhà thơ: Tiểu Thanh chết rồi, Tây Hồ trở nên vô vị, hoang tàn. Nguyễn Du quan niệm rằng, Tây Hồ chỉ đẹp khi có những người con gái tài sắc như Tiểu Thanh; Tiểu Thanh mất rồi, Tây Hồ chẳng còn mảy may vẻ đẹp nào trong trí nhớ, chẳng mảy may một mỹ cảm nào. Nguyễn Du đã đồng hóa Tiểu Thanh với vẻ đẹp Tây Hồ. Trong cảm quan thẩm mỹ của Nguyễn Du, người con gái đẹp lúc nào cũng là tuyệt đỉnh của tạo hóa. Họ không chỉ là hiện thân của cái đẹp mà còn là hiện thân của sự sống. Trong thơ Nguyễn Du, khi Kiều, khi Đạm Tiên, khi Tiểu Thanh… chết, trời đất đều tàn tạ. Câu thứ ba và câu thứ tư có lẽ là hai câu hay nhất bài. Son phấn (người đẹp, cái đẹp) sống đã oan hận, chết vẫn còn oan hận. Nguyễn Du tự xếp mình vào đó, ông biết sau khi chết, vẫn còn nhiều nỗi đau lòng nên mới dẫn đến câu hỏi người đời sau ở cuối. Ông nói văn chương vô mệnh, tức là khẳng định văn chương cũng có số mệnh như người (thi pháp cổ thường dùng tĩnh nói động, dùng không nói có, hay ngược lại). Và có mệnh nên lại rơi vào “tài mệnh tương đố”, phải chịu kiếp đoạn trường. Tư tưởng này được thể hiện rõ trong Truyện Kiều cũng như nhiều tác phẩm khác của Nguyễn Du.

Với quan niệm dịch là tạo ra một phiên bản mang tinh thần là chính, có thể có phần bị mất đi nhưng có thể có phần được thêm vào. Chữ Hán vốn rất hàm súc, nếu chỉ dịch một chữ lấy một chữ sợ không đủ ý, đủ tình; chúng tôi mạo muội trình thêm một bản dịch mới: Hai câu thơ cuối “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” là hai câu mà cụ nghè Nguyễn Mai, cháu 10 đời Nguyễn Du từng kể là lời trối của Nguyễn Du trước lúc lâm chung. Chuyện ấy có thể có, có thể không. Nhưng quan trọng đúng là một tâm sự lớn của Nguyễn Du. Căn cứ câu thơ này, các nhà nghiên cứu đều đoán Tiểu Thanh sống cách Nguyễn Du 300 năm, vào khoảng năm 1500. Vì thế, Nguyễn Du mới hỏi, hơn 300 năm sau có ai khóc Nguyễn Du, như Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh. Trong chữ Hán, “khốc” là khóc bình thường; “khấp” là khóc nước mắt tuôn ra, khóc không thành tiếng, tức là đau đến đứt ruột. Câu Nguyễn Du hỏi là, 300 năm sau còn có người đẹp nào, tài năng nào phải chịu phận bạc như Tiểu Thanh, như Tố Như? Ai giải cho bài toán “tài mệnh tương đố”? Nếu không giải được thì thật đáng đau lòng, đáng “khấp”. Chúng tôi nghĩ, Nguyễn Du hy vọng rằng, hơn 300 năm sau, tính từ thời cụ, sẽ không còn những bi kịch mà Nguyễn Du, mà Kiều, mà Tiểu Thanh phải chịu; những phi lý, phi nhân sẽ không còn; tài năng, cái đẹp sẽ được tôn vinh, sẽ được sống đẹp ở đời. Có thế mới là Nguyễn Du, mới thể hiện một tầm vóc tư tưởng. Nguyễn Du tiên tri rằng, đến thời gian ấy, nhân loại sẽ hiểu cụ thấu đáo nhất, sẽ thực hiện được những lý tưởng mà cụ mơ ước. UNESCO vinh danh cụ trong dịp 250 năm sinh; đã hết những phê phán bất công cho Nguyễn Du, là chứng quả cho tiên tri ấy.

Sĩ Đi (Hà Tĩnh)

Bình luận (0)