Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tâm trạng chán nghề trong giáo giới

Tạp Chí Giáo Dục

c ta hin có khong 1,2 triu giáo viên (GV) các cp, ging dy trên 23 triu hc sinh – sinh viên (HS-SV) mi năm. Phn ln các nhà giáo là nhng ngưi có tâm huyết, có tinh thn trách nhim vi ngh. Tuy nhiên, có mt thc tế rt đáng lo ngi – mt “thc tế chìm” mà rt ít ngưi nói ra và xã hi ít ngưi biết đến – là tâm trng chán ngh ca không ít GV. Theo mt điu tra xã hi hc mi đây, có ti 60% s GV không an tâm vi ngh và chán ngh. H nói: Nếu đưc chn li ngh, thì không bao gi làm ngh dy hc! Đây là mt vn đ xã hi ln và đy bc xúc, rt đáng quan tâm, lo ngi cho s nghip GD-ĐT!

Gi lên lp ca giáo viên  TP.HCM

Lao động của người GV là loại lao động đặc biệt, vừa là lao động trí óc đầy căng thẳng, vừa là lao động thể lực đầy vất vả, mệt nhọc. Để truyền thụ kiến thức khoa học cho HS-SV, người thầy phải miệt mài nghiên cứu các SGK, giáo trình, đọc nhiều tài liệu tham khảo, viết sáng kiến – kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học. Càng dạy ở bậc cao, người thầy càng phải đọc nhiều, nghiên cứu nhiều, nhất là ở các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn. Mỗi giờ lên lớp hoặc các buổi thực hành, thực tập, GV phải vận dụng cả trí lực và thể lực để giảng giải, làm thí nghiệm, thực hành cho người học. Ngày ngày lên lớp, người thầy giáo còn phải thường xuyên thức thâu đêm để soạn bài, chấm bài, nghiền ngẫm một vấn đề khoa học, trăn trở về một bài giảng, hoặc suy nghĩ day dứt về một khuyết điểm, một hiện tượng nào đó không bình thường của HS-SV. Những giờ “thi giảng”, soạn giáo án điện tử mất rất nhiều công sức và rất tốn kém tiền túi của GV. Những buổi đi điều tra “phổ cập giáo dục” (những năm trước đây), gặp gỡ học sinh cá biệt, tiếp xúc với phụ huynh HS, tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội với học trò, hàng ngày phải giải quyết những vụ việc xảy ra giữa HS với nhau và còn nhiều công việc “không tên” khác ở trường, đã tốn rất nhiều thời gian, sức lực và tâm trí của người thầy.

Chán ngh vì quan nim xã hi v v trí, vai trò ca ngưi thy

Thật ra, từ sau hòa bình lập lại (7-1954), HS cấp 3 phổ thông đã có câu cửa miệng: “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm” và “Chuột chạy cùng sào, mới vào sư phạm”! Nghề dạy học đầy vất vả, với đồng lương còm cõi và sự bạc bẽo của người đời, bị xã hội gọi là nghề “gõ đầu trẻ”, nghề “bán cháo phổi”, nghề “hít bụi phấn”, nghề “chở đò qua sông”.

Từ giữa năm 1975 đến thập niên 80 của thế kỷ trước, ở miền Nam có hiện tượng hàng loạt GV bỏ nghề. Ở miền Bắc, cũng tương tự, tuy số lượng ít hơn. GV chán nghề vì đồng lương quá thấp, bị xã hội coi rẻ. Thời bao cấp, xếp hàng mua những thứ được phân phối bằng tem phiếu, thì bị các nhân viên thương mại (mậu dịch viên) mắng té tát, vì họ bảo: “GV không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước” (?!). Nhiều GV chạy chọt chuyển sang các ngành thương mại, ngân hàng, kế toán, hải quan, thuế vụ, đi tàu viễn dương, mở hiệu buôn bán, hoặc đi xuất khẩu lao động ở các nước Đông Âu, thậm chí trốn ra nước ngoài, nghĩa là tìm những nghề, những việc “thơm tho”, dễ kiếm được nhiều tiền, có nhiều bổng lộc! Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, ít thấy GV bỏ nghề; nhưng một số người lại muốn về hưu trước thời hạn, để tránh những o ép, bức xúc nghề nghiệp và để nhận được một khoản trợ cấp, còn số đông thì chán nản, trễ nải công việc dạy học.

Vì nhng tác đng xu ca xã h

GV là lớp người có học rất nhạy cảm với mọi biểu hiện của thời cuộc. Đất nước tuy thu được một số thành quả về kinh tế – văn hóa, nhưng chưa vững chắc. Xã hội ngày nay quá nhiều chuyện tiêu cực, bất công, mất cả đạo lý, khiến các nhà giáo đau buồn, thất vọng và phẫn nộ. Tệ hại nhất, là “quốc nạn” tham nhũng, tệ lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền của rất nhiều quan chức các cấp, các ngành, các địa phương. Họ coi thường nhân dân và quá “chăm lo” cho việc thăng quan tiến chức và làm giàu bất chính của mình, sống phè phỡn cách biệt với nhân dân còn đang phải chịu rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, nghèo khổ. Bên cạnh đó là các tệ nạn xã hội nhức nhối: buôn gian bán lậu, lừa đảo các loại, trộm cướp, lưu manh, hiếp dâm, mại dâm, ma túy, giết người cướp của, lâm tặc, côn đồ hoành hành dữ dội, giao thông bát nháo… dẫn đến một thực trạng bất ổn định xã hội và bất an trong nhân dân. Trong tình hình đó, kẻ xấu ngày càng nhiều, càng nhâng nháo và trở nên thắng thế, người tốt hiếm hoi và bị lẻ loi. Trong bối cảnh ấy, người GV cảm thấy những điều tốt đẹp mình truyền thụ cho HS-SV trở nên xa lạ, lạc lõng, không đúng với thực tế xã hội. Không ít GV cảm thấy ngượng, thấy sượng sùng khi “nói theo sách”, nói theo các tài liệu được hướng dẫn. Họ cảm thấy mình như đang “lừa dối” học trò! Đấy là điều đau buồn nhất của các nhà giáo có lương tri. 

Yếu kém công tác qun lý và s nghèo nàn cơ s vt cht

SGK quá tải kiến thức, giáo trình lạc hậu; biên soạn mới thì không hay, thiếu tính khoa học và không sát thực tiễn, lại thay đổi xoành xoạch. Phương pháp giảng dạy cũng bị chỉ đạo lung tung, “ông nói gà, bà nói vịt”, khiến GV không biết đâu mà lần. Rồi mấy lần CCGD, chỉnh lý SGK, cải tiến mẫu chữ, cải tiến thi cử, thí điểm phân ban, cải cách và đổi mới thi cử… cứ rối tinh rối mù, GV bị quay như chong chóng. Nhà nước chi hàng vạn tỷ đồng để xây dựng trường học, đầu tư trang thiết bị, thế mà vẫn còn hàng vạn phòng học tranh tre nứa lá ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, chẳng khác gì… chuồng trâu, các khu nhà vệ sinh thì ngay rất nhiều trường ở các đô thị cũng xập xệ, hôi thối đến mức HS không dám vào. Trang thiết bị dạy học rất thiếu thốn, lạc hậu, ngay cả các trường học ở thành phố và các trường CĐ-ĐH.

Vì nhng chuyn tiêu cc, điu không mô phm

Một số không nhỏ cán bộ QLGD, kể cả ở cấp cao phạm tội tham nhũng, nhưng rất ít người bị xử lý kỷ luật. Nhiều CBQL yếu kém năng lực, điều hành công việc lúng túng. Rất nhiều CBQL ở các cấp “ngồi chơi xơi nước” mà vẫn hưởng lương cao và nhiều đặc quyền đặc lợi; trong khi các GV đứng lớp thì làm việc rất vất vả, nhiều o ép nghề nghiệp, lương thấp. Hiện tượng chạy chọt mua bán bằng cấp, chức danh khoa học và chức vụ lãnh đạo diễn ra tràn lan. Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Bộ GD, nguyên Phó Chủ tịch nước, đã nhận định: “Tình trạng thương mại hóa giáo dục… mua bằng, bán điểm, sự xuống cấp về đạo đức, tư cách nghề nghiệp của một bộ phận GV (…) chính là hệ quả tiêu cực trong GD-ĐT hiện nay” (Báo Nhân dân, ngày 4-12-2002). Sự mất đoàn kết, ghen ăn tức ở, đố kỵ tài năng trong các hội đồng GV, các chi bộ, Đảng bộ các trường diễn ra phổ biến. Những GV có thực tài, có tinh thần đấu tranh thẳng thắn thì đều bị cô lập, bị trù úm, bị “vô hiệu hóa”. Nhiều người yếu kém chuyên môn, nhưng khéo luồn lọt, nịnh bợ, chiều chuộng cấp trên, lại được ưu ái, cất nhắc. Một số CBQL và GV có lối sống buông thả, trụy lạc. Việc đánh giá, xếp loại GV hằng năm thường theo lối xuê xoa, mua bán, hoặc “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, gây ra nhiều chuyện đau lòng.

(Còn tiếp…)

Đào Ngc Đ
(Ging viên chính ĐH Hi Phòng)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)