Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tâm trạng chán nghề trong giáo giới (tiếp theo và hết)

Tạp Chí Giáo Dục

Dy hc là vic “trng ngưi”, rt khó khăn, phc tp, nhưng cũng là mt ngh đ kiếm sng. Bây gi, GV quá lo lng v trách nhim, v vn đ thi đua, nên phi gng sc hoàn thành nhim v đưc giao đ khi b chê trách, b k lut, ch không phi là s phn chn làm vic như nhng năm gia thp niên 70 ca thế k XX tr v trưc.

Mt gi lên lp ca giáo viên THCS ti TP.HCM (nh minh ha)

Ngại học tập tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, ngại đọc sách chuyên môn, ngại đọc báo chí. Đây là hiện tượng rất phổ biến trong giáo giới. Ở các cấp phổ thông, rất ít GV muốn học lên để có bằng cấp cao hơn. Ở các trường CĐ-ĐH, không ít GV, dù còn trẻ, cũng chỉ cố có cái bằng thạc sĩ là coi như mãn nguyện, không muốn phấn đấu có học hàm, học vị cao. Việc viết sáng kiến – kinh nghiệm ở các trường phổ thông và nghiên cứu khoa học ở các trường CĐ-ĐH rất ít, chỉ mang tính hình thức, rất kém chất lượng và hiệu quả. Trong giờ lên lớp, việc giảng giải, phân tích bài vở của GV rất ít, phần lớn chỉ làm qua loa, rồi ra bài tập cho HS-SV, còn thầy cô thì tranh thủ nghỉ ngơi hoặc trầm tư. Do đó, các giờ dạy thường rời rạc, không khí lớp học buồn tẻ. Một phần cũng do tâm trạng bức xúc, chán nghề, mà một số GV đã phạm khuyết điểm này nọ. Đáng chê trách nhất, là hiện tượng đánh đập, sỉ mắng học trò. Có không ít GV đã xin chuyển nghề, hoặc bỏ nghề.

Sc ép t trên xung và dư lun xã hi thiếu chính xác, không công bng

“Bệnh thành tích” rất trầm trọng – do sức ép từ trên giội xuống. Lớp nào, trường nào tỷ lệ lên lớp và tốt nghiệp không cao, thì GV và hiệu trưởng bị khiển trách gay gắt, mất danh hiệu thi đua. Các kỳ thi tốt nghiệp đều có sự “chỉ đạo ngầm” của cấp ủy Đảng và chính quyền sở tại. Từ đấy, đẻ ra “thành tích giả”, “chất lượng giả”, những “con số ma”, khiến nhiều GV chán ngán, bất bình, thấy mình bị xúc phạm! Bên cạnh đó, dư luận xã hội nhiều khi không đánh giá đúng công sức lao động vất vả của người GV. Thấy một số GV có khuyết điểm thì “vơ đũa cả nắm”. Cực nhất là việc lên án phũ phàng việc dạy thêm của GV ngay cả trên nghị trường Quốc hội. Thật ra, việc dạy thêm là cần thiết và hợp lý, vì chương trình quá tải, vì rất nhiều HS yếu kém, lại lười biếng học hành. Để dạy thêm, GV phải đầu tư rất nhiều chất xám và công sức, đâu có “ngồi mát ăn bát vàng” như các “quan tham nhũng”! Vả lại, việc dạy thêm chỉ là việc cực chẳng đã đối với GV, vì đó là giải pháp tình thế để cứu vãn đời sống quá… thanh bạch của họ!

Đng lương thp, đi sng khó khăn

Các nhà giáo vốn mô phạm và giàu lòng tự trọng. Họ là lớp người tự trọng, hiền lành, nhu mì, chịu đựng, thậm chí đến mức dè dặt, không dám kêu ca về đời sống khó khăn, thiếu thốn của mình. Như trên đã nói: Lao động của người GV là thứ lao động cực nhọc, căng thẳng. Những người trực tiếp đứng lớp là những người vất vả nhất, phải chịu cảnh “trên đe dưới búa”! Khổ nhất, là các GV mẫu giáo, GV tiểu học, THCS – đặc biệt là các GV ở  miền núi, hải đảo, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, lương GV hiện nay vẫn thấp hơn lương CB-CNV nhiều ngành khác ngay trong khối hành chính sự nghiệp. Nhiều tỉnh có hiện tượng nợ lương GV. Còn cái gọi là “tiền thưởng” cuối năm cho GV thì thật thảm hại: Nếu đạt “Lao động xuất sắc” cả năm thì được “thưởng” 50.000 đồng/ người đối với GVPT, 100.000 đồng/người đối với GV CĐ-ĐH. Trong khi đó, tiền thưởng cho CB-CNV các đơn vị kinh tế thì từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/ người, thậm chí là tiền tỷ, là chuyện… bình thường (?!). 

Đây là tâm sự của GV về đồng lương còm cõi, đời sống khó khăn của GV: Cô giáo Phương Bảo (tỉnh Nam Định) với bài “Vì sao tôi không thể yêu nghề?”, đăng Báo Pháp luật TP.HCM, số ra ngày 21-11-2007, trang 9, cho biết: Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và Bộ GD-ĐT nói người thầy và nghề dạy học là cao quý; nhưng thực tế thì khác hẳn; vì đồng lương quá thấp, đời sống khó khăn, phải làm thêm để kiếm sống, không có điều kiện để trau dồi, nâng cao kiến thức. Thầy giáo Lê Văn Tân, thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội, viết: “Dù thầy cô giáo có tận tâm với nghề thì sau mỗi giờ học, họ vẫn phải bươn chải vì mưu sinh cuộc sống. Hãy để người GV yên tâm công tác, đào tạo các thế hệ học trò. Với mức lương chưa đến 2 triệu đồng/tháng thì làm sao họ có thể sống đủ để tâm huyết cống hiến với nghề” (Báo Lao động, ra ngày 6-10-2012). Thật đau lòng cho những người thầy giáo!

Đi tưng dy và ph huynh xem thưng ngh giáo 

Phần đông HS-SV bây giờ ham chơi, ham yêu đương, quậy phá hơn ham học. Vì chẳng cần học, vẫn lên lớp, vẫn tốt nghiệp. Chuyện quay cóp, xin điểm, mua điểm, mua bằng rất phổ biến. “Bệnh thành tích” và thương mại hóa giáo dục đã đẻ ra thực trạng này, làm cho chất lượng GD-ĐT thấp kém. Bạo lực trong trường học tràn lan. Trò hỗn láo với thầy cô, thậm chí hành hung và sát hại cả thầy cô, khiến GV rất lo âu và bất bình. Nhiều phụ huynh HS cả năm học không biết mặt thầy cô chủ nhiệm cũng như các GV dạy con em mình; nhưng chỉ với một sơ suất nhỏ của GV, họ sẵn sàng tố cáo, lăng mạ, hoặc hành hung GV, ngay cả khi GV đang lên lớp! Trong bài “Trả lại tên cho… nhà giáo”, đăng Báo Giáo dục TP.HCM, số kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20-11-2018, tác giả Hòa Triều viết: “Một người bạn có thâm niên gần 20 năm trong nghề dạy học nói với tôi: “Nghề giáo ngày càng bạc. Chuyện chẳng đáng gì, phụ huynh cũng lên trường làm ầm ĩ. Học sinh cũng không còn tôn trọng thầy cô như trước đây nữa… Người Việt Nam có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, nhưng hiện nay, “sư” không còn được “tôn” như trước nữa rồi”.

Nói đến tâm trạng chán nghề trong giáo giới là nói lên một thực tế xã hội không thể phủ nhận! Đây là một vấn đề lớn mang tính nhân văn, hết sức bức xúc. Suy cho cùng, tâm trạng chán nghề của GV là một nỗi khổ, nỗi đau, một sự “bất đắc chí” của họ! Tâm trạng đó rất đáng được những ai quan tâm đến GD-ĐT tìm hiểu, cảm thông, chia sẻ. Đảng và Nhà nước coi GD-ĐT là “quốc sách hàng đầu”, là “động lực mạnh mẽ của sự phát triển bền vững của đất nước” và nghề dạy học là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” – thì trước hết phải quan tâm đến hiện trạng này trong giáo giới! Bởi tâm trạng chán nghề của GV ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng GD-ĐT, tức là ảnh hưởng rất xấu đến tương lai dân tộc và sự vẻ vang của giống nòi! Đấy là hệ quả hiển nhiên và tất yếu, không thể xem thường. Hãy nhớ lời của V. Lênin sau Cách mạng tháng Mười Nga: “Người bảo vệ vững chắc chính quyền Xô Viết, không ai khác –  đó là người giáo viên và người chiến sĩ Hồng quân”!

Đào Ngc Đ
(Ging viên chính ĐH Hi Phòng)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)