Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tận cùng của tội ác

Tạp Chí Giáo Dục

Dù đã có quá nhiu bài hc cnh báo v ni đau ca nhng v tt axít đ li nhưng ti ác này vn liên tc tiếp din.

Đi tưng Phm Văn Thông ti cơ quan công an và hin trưng v án. Ảnh: T.L

Hành đng mt nhân tính

Vừa qua, chị Đặng Thị H. (33 tuổi, trú tại thôn Yên Viên, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội) bị chồng của mình là Phạm Văn Thông (35 tuổi) dùng axít tạt lên người khiến chị H. nguy kịch phải nhập viện điều trị tại Viện Bỏng quốc gia. Do nghi ngờ chị H. có quan hệ tình cảm với người khác, Thông mua 1 can axít về để ở góc nhà. Chiều 24-3, chị H. gọi điện thoại cho bố đẻ sang để nói chuyện về việc mâu thuẫn của mình với chồng. Trong lúc tranh cãi, Thông lấy can axít đổ lên người chị H., trước mặt bố vợ và đứa con gái 8 tuổi. Nỗi ám ảnh sẽ còn theo đứa trẻ nhiều năm tháng về sau. Chính hành động mất nhân tính của người đàn ông ấy đã phá tan hạnh phúc của một gia đình, làm tương lai phía trước của đứa trẻ thêm gam màu u tối.

Dù lý do là gì chăng nữa, hành động tạt axít vẫn vô cùng độc ác và không thể có lời giải thích nào có thể bù đắp được cho sự đau đớn về cả thể xác lẫn tâm hồn của nạn nhân. Đây chỉ là một trong rất nhiều những vụ án tạt axít làm dư luận phẫn nộ.

Công an quận Gò Vấp, TP.HCM đang củng cố hồ sơ để xử lý đối với Nguyễn P.T. (SN 1974, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) về hành vi “cố ý gây thương tích”. Theo thông tin ban đầu, T. kết hôn cùng anh D. (48 tuổi) và sống với nhau tại căn nhà trên đường Nguyễn Thái Sơn (phường 4, quận Gò Vấp). Thời gian gần đây, cuộc sống của đôi vợ chồng xảy ra xung đột do chị T. nghi ngờ anh D. có quan hệ tình cảm với người khác. Cho rằng chồng không chung thủy nên mới hay về nhà gây sự với mình, T. nhờ người ra chợ Kim Biên mua axít về chứa trong can nhựa.

Trong lúc nóng giận, T. lấy ca nhựa chứa axít mua sẵn từ trước tạt lên người chồng khiến nạn nhân bị bỏng phải nhập viện cấp cứu. Gây án xong, T. đến cơ quan công an đầu thú. Tại cơ quan công an, T. thừa nhận hành vi phạm tội của mình và cho biết do ghen tuông nên mới hành động như vậy. Người vợ này cũng cho biết, mục đích tạt axít là muốn “hù dọa” chồng nên đã pha loãng axít để hạn chế hậu quả.

Không ch là ni đau th xác

Chị H. và anh D. chỉ là hai trong rất nhiều nạn nhân của những vụ án tạt axít, họ đang phải gánh chịu nỗi đau tột cùng về tinh thần và thể xác. Chỉ một cái vung tay của kẻ ác, cuộc sống của một con người rơi xuống vực thẳm. Những ngày “sống dở, chết dở” ấy còn đáng sợ hơn cả cái chết. Một tội ác kinh hoàng và hèn hạ như thế nhưng vẫn diễn ra, để lại bao nỗi ám ảnh cho nạn nhân và người thân.

Hin nay, vic mua bán axít quá d dàng khi mi ngưi mua axít như mua mt mt hàng thông thưng  ch. Hơn thế, lut đ điu chnh hành vi tt axít còn quá nh nhàng khi da vào phn trăm thương tt. Trên thc tế, phn trăm thương tt có th ít, nhưng chng ai có th ai đong đếm đưc ni đau đ li ca nn nhân b tt axít. Nhng ni đau đó có bao gi nguôi ngoai…

Rất nhiều nạn nhân đã không đủ dũng khí đối mặt với xã hội và cũng chẳng có nhiều cơ hội để tìm kiếm những mối quan hệ rộng mở ngoài xã hội. Có thể thấy, cuộc đời nạn nhân đã bị thay đổi hoàn toàn chỉ sau một “cú tạt”. Họ sống trong nỗi đau dai dẳng và sự bế tắc cùng cực. Bản án nghiêm khắc cho những kẻ hủy hoại thân thể người khác bằng axít là điều tất yếu, nhưng nỗi đau của nạn nhân thì mãi mãi vẫn còn đó, dai dẳng và âm ỉ.

Cách đây không lâu, dư luận cũng từng chấn động vì vụ án cô gái trẻ Nguyễn Hoàng Phương (tên nhân vật đã được thay đổi) bị tạt axít. Sau biến cố khủng khiếp ấy, Phương vẫn chưa hoàn toàn lấy lại được tinh thần. Gương mặt bầu bĩnh, tươi trẻ của cô gái tuổi 22 ngày nào giờ chỉ còn trong miền nhớ. Hành trình phía trước của Phương là chuỗi ngày dài u tối, nếu không có nghị lực vươn lên, Phương sẽ càng bế tắc. Với cái quyền làm người bình đẳng nhất, Phương và rất nhiều nạn nhân bị tạt axít vẫn đang bị chính lương tâm mình ngăn cản.

Theo những bác sĩ chuyên môn, thông thường, với một ca bỏng do axít, chi phí để điều trị lành nằm trong khoảng 100-150 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí để khắc phục, lấy lại chức năng và tính thẩm mỹ là không thể đo đếm được. Có những bệnh nhân đã mất hơn 1,5 tỉ đồng điều trị ở nhiều nơi nhưng mới chỉ lấy lại một phần dung nhan.

Hiện nay, việc mua bán axít quá dễ dàng khi mọi người mua axít như mua một mặt hàng thông thường ở chợ. Hơn thế, luật để điều chỉnh hành vi tạt axít còn quá nhẹ nhàng khi dựa vào phần trăm thương tật. Trên thực tế, phần trăm thương tật có thể ít, nhưng chẳng ai có thể đong đếm được nỗi đau để lại của nạn nhân bị tạt axít. Những nỗi đau đó có bao giờ nguôi ngoai…

Thc Quyên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)