Dịch vụ bỏ vốn đầu tư giùm
Trong thời điểm khó khăn, thị trường xuất hiện nhiều dòng vốn rót cho DN đầu tư khá mới. Đơn cử như Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư năng lượng Việt (Viet Esco) hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp giải pháp tiết kiệm năng lượng. Đây là dự án được hưởng cơ chế bù đắp tín dụng song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nếu dự án được duyệt, DN sẽ có được hệ thống tiết kiệm năng lượng mới hoàn chỉnh mà không phải bỏ tiền đầu tư. Viet Esco sẽ thu xếp trọn gói dịch vụ và sẽ lấy lợi tức từ tỉ lệ năng lượng tiết kiệm được. Được biết, hiện nay Viet Esco đã có khoảng 40 khách hàng sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp, tòa nhà, chiếu sáng công cộng.
|
Tận dụng cơ hội trong khủng hoảng
Cơn lốc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã "càn quét" tới các DN trên tất cả các ngành sản xuất. Trong bối cảnh đó, thị trường thép nói chung và thị trường tấm lợp nói riêng chịu không ít khó khăn. Vượt khủng hoảng, tìm cơ hội và khẳng định thương hiệu trên thị trường tấm lợp như thế nào không phải điều đơn giản. Ông Phạm Hồng Quang – giám đốc điều hành Cty Austnam chia sẻ với DĐDN xung quanh vấn đề này.
Ông Quang khẳng định: vai trò của thương hiệu là vô cùng quan trọng, là điều kiện sống còn của một DN. Thương hiệu không thể tồn tại và phát triển chỉ thông qua các chiến dịch marketing mà phải bằng uy tín và chất lượng sản phẩm được kiểm chứng trong suốt bề dày lịch sử của DN.
– Vậy Austnam chinh phục khách hàng bằng chiêu gì trong chiến lược của mình ?
Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là điều kiện tiên quyết giúp Austnam tiếp cận và chinh phục khách hàng. Mỗi sản phẩm chúng tôi đưa ra thị trường đều là kết tinh của quá trình tìm tòi nghiên cứu, thử nghiệm để đảm bảo rằng sản phẩm đó không chỉ bền mà còn phải đẹp. Đồng thời nó đã được “nhiệt đới hóa” để tồn tại lâu dài, vững vàng trước mọi thời tiết khắc nghiệt ở miền Bắc.
Ngoài ra, chất lượng dịch vụ của Austnam cũng đã và đang được đầu tư để hoàn thiện. Mạng lưới đại lý chúng tôi hiện có mặt trên các tỉnh miền bắc, đảm bảo cung ứng cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi với chất lượng tốt nhất.
– Như vậy không có nghĩa là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới không tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Austnam ?
Ông Phạm Hồng Quang – giám đốc điều hành Cty Austnam chia sẻ: "Cuộc khủng hoảng lần này mang tính thanh lọc thị trường rất cao, nó loại bỏ những DN không có năng lực thực sự, làm cho các bong bóng thương hiệu bị vỡ. Các thương hiệu còn trụ vững được sau cơn bão sẽ là những DN có tiềm lực và năng lực thực sự". |
Austnam không là ngoại lệ. Tuy nhiên, do làm tốt công tác quản trị chuỗi cung ứng và cơ chế tồn kho hợp lý, tổn thất của Austnam không quá nặng nề. Chúng tôi cũng áp dụng một số biện pháp để đối phó với khủng hoảng kinh tế như: rà soát toàn bộ quy trình theo hướng tối ưu hóa như: quy trình bán hàng, quy trình sản xuất… nhằm loại bỏ những quy trình, công đoạn thừa, bất hợp lý để giảm thiểu chi phí; tái cơ cấu hệ thống để đảm bảo bộ máy vận hành tốt hơn…
– Tuy nhiên, người ta thường nói trong khủng hoảng có cơ hội. Austnam đã nhìn ra cơ hội từ cuộc khủng hoảng này như thế nào, thưa ông ?
Cuộc khủng hoảng lần này mang tính thanh lọc thị trường rất cao, nó loại bỏ những DN không có năng lực thực sự, làm cho các bong bóng thương hiệu bị vỡ. Các thương hiệu còn trụ vững được sau cơn bão sẽ là những DN có tiềm lực và năng lực thực sự. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh sau khủng hoảng sẽ rẽ sang hướng mới cao hơn, thay vào cuộc cạnh tranh về sản phẩm và giá do có quá nhiều nhà cung ứng trước khủng hoảng là cuộc cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ khách hàng. Sản phẩm lúc này chỉ đóng vai trò truyền tải dịch vụ của DN đến với khách hàng.
Cơ hội của chúng tôi cũng rất lớn. Đó là tận dụng thị trường trống bỏ lại sau khi các DN kém tiềm năng chết yểu. Đó là niềm tin của người tiêu dùng đối với chúng tôi tăng lên, họ đã và đang trở lại với chúng tôi ngày một nhiều. Đó là sự hồi phục rất tích cực của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản do chính sách kich cầu của chính phủ đã và đang phát huy tác dụng. Cuối cùng, đó là cam kết rất mạnh mẽ của ban giám đốc và các nhà đầu tư vào chiến lược “tăng cường đầu tư theo chiều sâu để phát triển và đón đầu thị trường sau khủng hoảng” của chúng tôi tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi phát triển ngay trong khủng hoảng.
– Vậy ông nhận định thế nào về thị trường tấm lợp xây dựng tại VN trong 6 tháng cuối năm 2009 ?
Theo tôi, thị trường tấm lợp 6 tháng cuối năm sẽ rất phát triển. Ngay từ lúc này chúng ta đã nhìn thấy tín hiệu hồi phục của nền kinh tế thông qua sự ấm lên của thị trường xây dựng. Có được điều này là do chính sách kích cầu của Chính phủ rất đúng lúc, đúng chỗ và đúng thời điểm để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư.
Bình luận (0)