Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tận dụng tất cả các phương thức tuyển sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh dch Covid-19 vn đang din biến phc tp, vic dy và hc tiếp tc chu nhiu nh hưng. Tuy nhiên, thi đim này nhiu trưng ĐH đã công b sm đ án tuyn sinh năm 2022, to điu kin cho hc sinh ch đng tìm hiu phương thc xét tuyn nhm gia tăng cơ hi trúng tuyn.


ThS. Dương Trn Minh Đoàn (Trưng ĐH Qun lý và Công ngh TP.HCM) trao đi vi hc sinh trong chương trình

Năm 2022, hầu hết các trường ĐH vẫn giữ nguyên những phương thức tuyển sinh truyền thống. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng học sinh cần tìm hiểu thật kỹ đề án của các trường, tận dụng tất cả các phương thức xét tuyển, để tránh trường hợp trượt vì chủ quan.

Đa dng các phương thc xét tuyn

Trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 14 năm học 2021-2022 do Tạp chí Giáo dục TP.HCM tổ chức tại Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) mới đây, các chuyên gia thông tin: Năm 2022, các trường ĐH tiếp tục sử dụng các phương thức xét tuyển phổ biến như kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; điểm đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM; điểm xét học bạ; các kỳ thi riêng… Tuy vậy, ở mỗi trường, các phương thức xét tuyển lại có những đòi hỏi riêng phù hợp với đặc thù của từng trường.

Mùa tuyển sinh năm 2022, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM dự kiến xét tuyển theo 4 phương thức, gồm: Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT; xét theo điểm học bạ 3 môn lớp 12, theo tổng điểm học bạ 3 học kỳ; xét theo điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM. Riêng về phương thức xét học bạ, học sinh phải đủ 18 điểm trở lên (trường nhận học bạ từ ngày 15-2). Đại diện nhà trường, ThS. Vương Văn Khởi cho hay, các phương thức xét tuyển đều có giá trị như nhau, trúng tuyển vào trường được học trong môi trường như nhau, giá trị bằng cấp khi tốt nghiệp tương đương nhau. “Các em không nên chủ quan chỉ sử dụng một phương thức nào đó khi xét tuyển ĐH mà nên tận dụng tối đa các phương thức xét tuyển để gia tăng cơ hội trúng tuyển. Đồng thời, khi đã trúng tuyển phương thức nào rồi thì nên cân nhắc nhanh chóng nộp hồ sơ”, ThS. Khởi khuyên.

Chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln th 14 năm hc 2021-2022 do Tp chí Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Phát trin GD-ĐT phía Nam (B GD-ĐT) t chc, vi s đng hành ca Trưng ĐH Công ngh TP.HCM, Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và nhiu trưng ĐH, CĐ trên đa bàn thành ph.

Tương tự, năm 2022, Trường ĐH Hoa sen dự kiến tuyển sinh theo 4 phương thức, bao gồm: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022; xét theo kết quả học bạ THPT; xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM; xét các điều kiện riêng theo yêu cầu của ngành. ThS. Đỗ Thị Hồng Hà (đại diện nhà trường) cho hay, đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ, trường sử dụng thêm nhiều cách thức khác nhau, như xét học bạ 5 học kỳ (học kỳ I, II lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12); điểm tổ hợp các môn lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12; điểm học bạ 3 năm lớp 10, 11, 12. “Hầu hết các trường ĐH hiện nay đều có nhiều phương thức tuyển sinh, con đường vào ĐH rất rộng mở theo nhiều cách thức khác nhau. Điều quan trọng là bản thân các em phải tận dụng được các cơ hội đó, chọn được con đường phù hợp với năng lực học tập và điều kiện gia đình, phù hợp với sở thích của bản thân”, ThS. Hà nhắn nhủ.

Trong khi đó, năm 2022, Trường ĐH Văn Hiến dự kiến tuyển sinh theo những phương thức sau: Điểm thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển bằng điểm học bạ; xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM; xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT. Riêng ngành thanh nhạc và piano xét tuyển theo hình thức thi tuyển. Trong phương thức xét học bạ, trường sử dụng 3 hình thức: Điểm học bạ 5 học kỳ (học kỳ I, II lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12); điểm học kỳ I, II lớp 11 và học kỳ I lớp 12; điểm trung bình tổ hợp lớp 12…

Hc bt đng sn không phi ra làm “cò đt”…

Theo nhu cầu phát triển của xã hội, nhiều ngành nghề mới được các trường ĐH kịp thời đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực ở những lĩnh vực mới. Dù vậy, hiện các ngành nghề mới vẫn chưa nhận được sự hiểu biết đúng đắn của học sinh, từ đó dẫn đến những quan điểm sai lầm trong lựa chọn ngành nghề. Trong chương trình tư vấn, ThS. Đỗ Thị Hồng Hà thẳng thắn cho biết, nhiều học sinh vẫn còn quan niệm rằng: Học ngành tài chính – ngân hàng thì chỉ làm việc trong ngân hàng; nghe đến học ngành bất động sản thì chỉ nghĩ sau này ra làm “cò đất”, đi bán bất động sản. Hay học ngành bảo hiểm thì ra trường đi bán bảo hiểm… “Cơ hội việc làm ở các ngành nghề hiện nay rất rộng lớn. Học một ngành các em có thể làm trong nhiều lĩnh vực. Khi quan tâm đến lĩnh vực ngành nghề nào thì các em hãy tìm hiểu thật kỹ về lĩnh vực đó chứ không nên nghĩ theo kiểu quan niệm này kia”, ThS. Hà khuyên.


ThS. Vương Văn Khi (Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) tư vn trong chương trình

Cùng quan điểm, ThS. Dương Trần Minh Đoàn (Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM) khẳng định, quản trị bất động sản là một ngành trong khối kinh doanh. Học ngành bất động sản ra trường không phải là làm “cò đất” mà chỉ là nghiệp vụ, ngoài ra còn cần đến sự nhạy cảm tài chính. “Trước các ngành nghề mới, muốn hiểu đầy đủ thông tin, các em nên tra thông tin trên internet hoặc có thể vào website các trường ĐH có đào tạo ngành nghề ấy để tìm hiểu, từ đó có nhận thức đầy đủ nhất trong việc chọn ngành nghề”, ThS. Đoàn khuyên.

Trong khi đó, ThS. Phạm Trung Tấn (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) đưa ra lời khuyên để các em học sinh cân nhắc, tìm hiểu kỹ không chỉ về đề án tuyển sinh của trường, các ngành nghề mà còn về chương trình đào tạo. Chuyên gia này nêu ví dụ, khác với nhiều trường ĐH, tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chương trình chất lượng cao và chương trình đào tạo đại trà là như nhau. Sau khi trúng tuyển vào trường, người học mới được xét vào hệ chất lượng cao. “Ở các trường khác, chương trình chất lượng cao thường có mức điểm chuẩn thấp hơn so với hệ đào tạo đại trà. Tuy nhiên, ở Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thì học sinh phải đậu vào trường, sau đó mới được xét vào hệ chất lượng cao với những yêu cầu và đòi hỏi cao hơn”, ThS. Tấn cho biết.

Trong chương trình tư vấn, nhiều thắc mắc của học sinh liên quan đến việc du học trong bối cảnh dịch bệnh cũng được các chuyên gia giải đáp kỹ. Nhiều chuyên gia khẳng định, du học không chỉ là chuyển từ nước mình sang nước bạn mà là thay đổi môi trường mới, đòi hỏi sự thích nghi trong môi trường mới không chỉ về ngôn ngữ mà còn cần thêm các kỹ năng mới, kỹ năng xã hội. Trong đại dịch Covid-19, người học có thể lựa chọn học các chương trình liên kết tại Việt Nam để chuẩn bị thêm về nền tảng ngôn ngữ, văn hóa, nhằm gia tăng sự thích nghi…

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)