Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tận dụng triệt để phương pháp “may đo” trong đổi mới giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

TS. Võ Văn Nam (nguyên Trưng khoa Tâm lý giáo dc, Trưng ĐH Sư phm TP.HCM) chia s, giáo dc hin nay phi tn dng trit đ phương pháp “may đo”, thy cô giáo phi to ra các gi hc khác, các gi hc mà mng xã hi không có đ kéo hc sinh v phía mình trưc TikTok, YouTube…


TS. Võ Văn Nam cho rng đ kéo hc sinh ra khi các nn tng YouTube, TikTok, thy cô giáo phi tn dng trit đ phương pháp “may đo”

Giáo viên phi đi mi đ theo kp s tiến b ca hc sinh

Theo TS. Võ Văn Nam, trước bối cảnh đổi mới giáo dục, đặc biệt là chuyển đổi số, thách thức của trí tuệ nhân tạo (AI), thầy cô giáo phải luôn luôn đổi mới mình thì mới theo kịp thời đại và theo kịp sự tiến bộ của học sinh hiện nay. “Đổi mới mình, trước hết thầy cô giáo đừng cứng nhắc, đừng ứng xử một cách máy móc theo thành kiến và định kiến của mình. Đừng thấy em học sinh nào đó có vẻ ngổ ngáo, xấc xược mà lên án, kết luận rằng khó dạy, thậm chí là “mất dạy”. Và cũng đừng vội vàng cho rằng em học sinh nào đó “vâng vâng, dạ dạ” là ngoan ngoãn”, TS. Võ Văn Nam nói.

Chuyên gia này cho rằng, giáo dục hiện nay phải tận dụng triệt để phương pháp “may đo”. Tức là thầy cô giáo giống như người thợ may thủ công, may cho ai thì đo áo cho người đó và chỉ người đó mà thôi, không phải là may “đồng phục”. Bởi nếu áp dụng đồng phục sẽ là máy móc, cứng nhắc. Muốn học sinh mặc áo đẹp, vừa vặn thì thầy cô giáo phải đo cẩn thận, càng cẩn thận càng tốt. Thầy cô giáo phải đo được tâm hồn của học sinh, trước khi muốn xây dựng nhân cách cho các em. Nếu không đo mà xây dựng, đó là cứng nhắc, rập khuôn; còn đo rồi mới xây dựng thì thầy cô giáo sẽ thấy mỗi em, kể cả những em được cho rằng cá biệt, bướng bỉnh vẫn có những nhân cách đáng trân trọng. Học sinh cá biệt thường là những nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh nào đó chứ không phải là thủ phạm đáng trách. “Như vậy sẽ không có học sinh cứng đầu mà chỉ có thầy cô giáo chưa thay đổi phương pháp tiếp cận học sinh. Nếu thầy cô giáo có phương pháp tiếp cận “vừa vặn” với từng em thì sẽ không còn học sinh nào cứng đầu nữa”, TS. Võ Văn Nam khẳng định.

Làm thế nào đ kéo hc sinh ra khi TikTok, YouTube?

TS. Võ Văn Nam cảnh báo, hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh có tư tưởng xem YouTube, TikTok là… thầy, học ở các nền tảng này, thậm chí các em đặt nặng hơn là việc học ở thầy cô giáo. Điều này đặt ra trách nhiệm rất nặng nề với giáo viên. Bên cạnh vai trò xây dựng tình cảm, nhân cách, đạo đức thì thầy cô giáo phải tiếp cận, bắt kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mà điều này khó vô cùng, bởi phản ứng khoa học kỹ thuật của thầy cô giáo thường chậm hơn học sinh, nhất là với giáo viên lớn tuổi.


Thy cô giáo có vai trò đnh hưng mà công ngh thông tin không th thay thế đưc

“Thy cô giáo có mt vai trò mà không có bt c mt phương tin, mt nn tng nào có th thay thế đưc. Đó là vai trò xây dng cm xúc, tâm hn, đnh hưng tương lai cho hc sinh. Mun vy, thy cô giáo phi hiu v khoa hc k thut, phương tin truyn thông, internet như hc sinh hiu. Có như thế mi có th khuyên răn hc sinh…”, TS. Võ Văn Nam (nguyên Trưng khoa Tâm lý giáo dc, Trưng ĐH Sư phm TP.HCM) cho biết.

Tuy nhiên, TS. Võ Văn Nam cho rằng, vai trò của công nghệ thông tin hiện nay lấn át vai trò của thầy cô giáo nhưng hoàn toàn không thể thay thế. Theo đó, thầy cô giáo sẽ không thể cạnh tranh được trong việc trang bị kiến thức khoa học chính xác và hệ thống cho học sinh, nhưng thầy cô giáo có vai trò định hướng mà công nghệ thông tin không thể làm, có vai trò tác động vào trái tim, tâm hồn học sinh mà các phương tiện khác dù hiện đại đến đâu cũng không thể tác động được. Dĩ nhiên, thầy cô giáo phải am hiểu, cập nhật, nắm bắt một cách nhanh nhạy các xu hướng của giới trẻ, khoa học kỹ thuật, có như thế mới uốn nắn được học sinh mà không bị các em phản ứng. “Thầy cô giáo có một vai trò mà không có bất cứ một phương tiện, một nền tảng nào có thể thay thế được. Đó là vai trò xây dựng cảm xúc, tâm hồn, định hướng tương lai cho học sinh. Muốn vậy, thầy cô giáo phải hiểu về khoa học kỹ thuật, phương tiện truyền thông, internet như học sinh hiểu. Có như thế mới có thể khuyên răn học sinh. Nhiều trường hợp thầy cô giáo khuyên răn học sinh không nên nghiện game online nhưng thầy cô lại không biết gì về nó, mà chỉ lên án là nguy hiểm, là có hại cho tương lai của các em. Như vậy thì chính các em sẽ cười thầy cô giáo, vì thầy cô không hiểu gì về nó nhưng lại đi phê phán. Đó là một điều cứng nhắc”, TS. Võ Văn Nam nhấn mạnh.

Theo TS. Võ Văn Nam, để kéo học sinh về phía mình từ các nền tảng, bài giảng trên mạng internet thì thầy cô giáo phải làm mới mình, phải tạo ra các giờ học “có-một-không-hai”, các giờ học mà mạng xã hội không có. Trước các xu hướng từ mạng xã hội khiến học sinh chú ý, thầy cô giáo không nên bảo thủ mà cần phải hiểu về nó, thậm chí hoàn toàn có thể đưa các xu hướng đó vào trong bài giảng của mình để uốn nắn các em. Cụ thể, TS. Võ Văn Nam nhìn nhận, trong bối cảnh chuyển đổi số, thầy cô giáo có nhiều thuận lợi. Nếu mạnh dạn dấn thân thì thầy cô giáo có rất nhiều phương tiện hỗ trợ, ngay cả học sinh cũng sẽ hỗ trợ thầy cô của mình chuyển đổi số. Với vai trò cán bộ quản lý nhà trường, để giúp thầy cô giáo kết nối nhiều hơn nữa với học sinh thì cần có sự khích lệ, đánh giá của ban giám hiệu với những giáo viên có nỗ lực gắn kết với học sinh, làm sao để có những ưu đãi với các thầy cô có những quan tâm đặc biệt đến học sinh…

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)