Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tản mạn về nhà văn Nam Cao

Tạp Chí Giáo Dục

Tản mạn về nhà văn Nam Cao - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Tản mạn về nhà văn Nam Cao Audio

Cuc đi ngn ngi ca nhà văn Nam Cao đ li mt gia tài văn hc đ s đ mt tt c th loi văn hc t s xp x 70 tác phm: tiu thuyết, truyn ngn, ký, kch…, nhưng thành công nht phi k truyn ngn. Mt s nhân vt truyn ngn ca ông tr thành biu tưng ca mt kiu tính cách như Lão Hc, Chí Phèo, Th N, Bá Kiến, Hoàng…

Nhà văn Nam Cao

Có lẽ không một nhà văn Việt Nam nào mà nhân vật được người đời vận vào các hạng người nhiều như Nam Cao.

n tưng t tên tác phm và nhân vt

Là nhà văn hiện thực, tên các tác phẩm là miền hiện thực mà Nam Cao phản ánh. Mỗi tên chuyện là một đề tài mà ông lựa chọn. Bình diện hiện thực khác nhau, quy mô cũng khác nhau nhưng đều chung là phản ánh nỗi khổ nhục của con người. Có những nỗi khổ lớn tầm nhân loại như “Lão Hạc”, hoặc một lớp người như “Trăng sáng”…,  nhưng cũng có khi chỉ nỗi khổ vặt vãnh của một phận người như “Bài học quét nhà”, “Từ ngày mẹ chết”, “Nhà nghèo”… Nhưng bất cứ truyện nào cũng thấy cái nhìn bi đát của một anh trí thức lớp dưới về con người, về cuộc sống. Đằng sau nỗi giày vò về những kiếp người, phận người; dù xót thương đến bao nhiêu ông vẫn không giấu được sự mỉa mai chua cay về ứng xử của con người trước hoàn cảnh. Con người bị động, bị cuộc sống thiếu thốn làm cho còm cõi, mỏi mòn, bị cuốn đi, nhào nặn trở nên nhàm nhạt, vô nghĩa, vô lý, vật vờ không vượt qua ranh giới của sự hạ tiện. Tên truyện của Nam Cao có thể chia làm hai loại: Một là chuyện lấy ngay tên nhân vật mà thân phận như món nợ đời. Những con người tội nghiệp vật vã với kiếp sống; sống khổ hơn cả chết. Những con người bị hoàn cảnh giày xéo, giẫm đạp không thương tiếc, cố ngoi lên nhưng rồi chìm nghỉm, đó là những “Chí Phèo”, “Lang Rận”, “Tư Cách mõ”… Ngoài vài cái tên: “Lão Hạc”, “Dì Hảo”… còn lại đều những cái tên lấm láp, bần tiện. Một số tác phẩm được chọn bối cảnh, môi trường hành động của nhân vật để đặt tên; quy mô khác nhau nhưng đều là những vũng bùn lầy lội đày đọa con người. Ở bối cảnh nào, nhân vật của Nam Cao cũng bị bối cảnh nhấn chìm.

Là một trí thức nông thôn, cuộc sống gắn liền với cuộc sống những con người dưới đáy, cận đáy xã hội, gồm nông dân, quan viên làng xã, trẻ nghèo, cao hơn cũng chỉ là anh trí thức làng nhàng và có vẻ Nam Cao thất vọng với phẩm giá của những con người này. Dù đầy thông cảm sẻ chia nhưng ông không giấu nổi cái nhìn mỉa mai qua mỗi trang viết. Nhân vật của ông không thể trộn lẫn, nhặt nhạnh quanh mình rồi đưa vào trang viết, bút pháp hiện thực nhưng nhân vật của ông khó có thể nói là nguyên mẫu. Mỗi nhân vật đều in đậm dấu ấn phong cách riêng ông; được nhào nặn bởi trí tưởng tượng thiên tài của ông. Mọi nhân vật đều được đặt qua cái nhìn có phần cay nghiệt pha chút châm biếm. Lời văn của ông quằn quại, khắc khoải, không khỏi điêu toa… Mỗi nhân vật của ông là một câu hỏi cuộc đời mà ông cố trả lời; mỗi câu hỏi của ông là một lời giải về số phận, thân phận nghiệp kiếp con người. Mỗi nhân vật của ông là một nỗi đọa đày. Lớn nhỏ khác nhau… Mỗi câu chữ trong văn ông đều để lại sự giày vò.

Một kiểu nhân vật bắt người đọc suy tư day dứt đó là kiểu nhân vật trí thức. Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ thì ông vẫn gửi vào đấy nhiều nhất nỗi đau. Nhân vật nào cũng thấy bóng dáng ông, chính ông: Nam Cao. Một ông giáo đáng kính, chỉn chu, điềm tĩnh giấu tận đáy lòng nỗi đắng cay của kẻ thất bại. Ông giáo trong “Lão Hạc” là nạn nhân bị cuộc sống truy đuổi hạ nhục, dồn đến chỗ chết. Cũng như Lão Hạc, ông bị đặt trước ngã rẽ cuộc đời đầy nghiệt ngã: Tha hóa để tồn tại hay là chết.

Lão Hạc chọn cái chết, mức độ khác nhau nhưng ông giáo Thứ không chết được như Lão Hạc mà phải sống để chịu nỗi đau đớn: “Ốm dậy, tôi về quê, hành lý chỉ vỏn vẹn có một cái va-ly đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng… Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Mỗi lần cùng đường đất sinh nhai, và bán hết mọi thứ rồi, tôi lại phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định, dù có phải chết cũng không chịu bán. Ấy thế mà tôi cũng bán!”, “Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”.

Là một nhà văn hiện thực nhưng trí tưởng tượng của Nam Cao tạo nên những đoạn miêu tả có một-không-hai về hình hài nhân vật. Nhân vật của ông phần lớn đều kỳ hình dị dạng, bất thường; cho dù từng lớp nào thì ngoại hình vẫn cứ xệch xạc, vẹo vọ; được đặt trong khung cảnh cũng xệch xạc méo mó. Nói đến nhân vật Nam Cao không thể không nhắc đến kiểu nhân vật mà người ta quen gán ghép qua hành động: lưu manh. Dù chính hay phụ, xuất hiện nhiều hay ít đều để lại dấu ấn khó quên. Chí Phèo là nhân vật chính của một truyện ngắn. Chí là ai? Thật khó trả lời. Xưa nay người ta quen ghép cho Chí là người nông dân bị xã hội cũ tha hóa. Đó mới nghĩ theo nghĩa đen. Không, Chí không phải là kẻ tha hóa, không phải chỉ là người của xã hội cũ. Chí là người lương thiện; là con người đích thực; xã hội không diệt được nhân cách con người. Phần bất lương của Chí là kết quả của làng Vũ Đại và Bá Kiến. Bi kịch của xã hội loài người là luôn tồn tại làng Vũ Đại và Bá Kiến. Suốt đời Chí tìm kiếm lương thiện nhưng ai để Chí lương thiện? Người đọc cảm nhận Chí theo nhiều cách khác nhau tùy vào văn hóa, nhận thức nhưng không ai quên câu nói của Chí “Ai cho tao lương thiện”. “Chí Phèo” cũng là truyện có nhiều người hiền bị “lưu manh hóa” nhất: ngoài Chí còn Đội Tảo, Năm Thọ, Tự Lãng… Tự Lãng một nhân vật khác của “Chí Phèo” chỉ xuất hiện trong chốc lát để lại câu hỏi bất hủ: “Người ta đứng lên bằng cái gì?”. Tất cả các nhân vật Nam Cao chưa đủ giải đáp câu hỏi này. Nếu xét về giá trị câu hỏi chứa đựng cả câu hỏi của Chí Phèo: “Ai cho tao lương thiện?”.

Phụ nữ trong truyện Nam Cao chẳng có ai đẹp; chẳng ma chê quỷ hờn thì cũng như: “Oanh không đẹp, y gầy đét, vẻ mặt cũng như dáng người, cứng nhắc và khô. Tóc thì quăn xoắn xít món nọ với món kia mà lại ngắn, nên phải thêm một cái độn cho thành một cái búi to to dễ coi hơn. Mắt cũng tầm thường” (Sống mòn). Và đỉnh điểm của sự xấu phải là Thị Nở, trí tưởng tượng phóng túng, sự phóng đại ngoa ngoắt; sự xót đau về thân phận người, sự cay đắng về tha hóa… Đã tạo nên một đoạn miêu tả có một không hai: “một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu”.

Ngôn ng và bit tài miêu t

Ngôn ngữ nhân vật của Nam Cao dù thành phần nào, hoàn cảnh nào cũng đầy triết lý, nhân vật của ông không phát ngôn bằng khẩu ngữ. Ngôn ngữ nhân vật đầy ẩn ý. Mỗi lời nói như một nhát dao khía vào tâm can âm ỉ. Lão Hạc nói với ông giáo: “Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…”.

Đoạn đối thoại của hai người dân làng Vũ Đại sau cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo: “Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc ra: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”. Cảnh trong văn Nam Cao thường rất ảm đạm, nó phản ánh cái nhìn của ông về hiện thực cuộc sống. Không gian của ông thường đầy dẫy những hình ảnh đối lập, có phần dơ dáy, nhôm nhoam, ông là một phần, là sản phẩm của không gian đó: “Có lẽ lúc sinh tôi ra, ông trời đã định sẵn cho tôi một cái kiếp chẳng giàu sang”.

Là một nhà văn có biệt tài miêu tả, cảnh miêu tả của ông hiện thực nhưng mang màu sắc siêu thực. Cảm xúc của ông chi phối từng hình ảnh, mỗi hình ảnh ông miêu tả. Cảnh trong văn ông thường lõa lồ, phô trương không ít nhục cảm. Trăng trong mắt Điền một trí thức đầy khát vọng: “Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Giăng tỏa mộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn” (Trăng sáng). Trăng của Chí Phèo: “Những đêm trăng như đêm nay, cái vườn phẳng ngổn ngang những bóng chuối đen như những cái áo nhuộm vắt tung trên bãi. Và những tàu chuối nằm ngửa, ưỡn cong cong lên hứng lấy trăng xanh rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giẫy lên đành đạch như là hứng tình”.

Nam Cao tên khai sinh là Trn Hu Tri (có ngun ghi là Trn Hu Trí), sinh ngày 29-10-1915 nhưng giy khai sinh ghi là 1917. Quê ông ti làng Đi Hoàng, tng Cao Đà, huyn Nam Sang, ph Lý Nhân (nay là xã Hòa Hu, huyn Lý Nhân, tnh Hà Nam). Ông đã ghép hai ch đu tiên ca tên tng và huyn làm bút danh: Nam Cao. Ông là nhà văn hin thc ln (trưc Cách mng tháng Tám), mt nhà báo kháng chiến (sau Cách mng tháng Tám), mt trong nhng nhà văn tiêu biu nht thế k 20. Nam Cao có nhiu đóng góp quan trng đi vi vic hoàn thin phong cách truyn ngn và tiu thuyết Vit Nam na đu thế k 20… Ông mt ngày 30-11-1951.

Các nhân vật Nam Cao, thay ông để lại cho con người những câu hỏi, những lời cảm thán đầy ám ảnh, khứa vào tâm thức những người đọc cả nghĩ. Chỉ một truyện ngắn “Chí Phèo” đã có “Người ta đứng lên bằng cái gì?”, hay “Ai cho tao lương thiện?” và câu hỏi khắc khoải về tương lai của Thị Nở: “Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?”. “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” (Lão Hạc). Một câu hỏi, một niềm tin mong manh và chỉ có được trước cái chết của một con người: “Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng…”.

Hay khi ông hỏi với một người bạn đã chết: “anh Phúc ạ! Chúng ta phải công bằng mới được. Bà bác tôi không phải là người ác nghiệt đâu. Có điều bà khổ quá nhiều rồi. Khi người ta phải rỏ từng giọt máu ra để kiếm đồng tiền, thì lẽ tự nhiên là người ta phải quý tiền ngang với máu” (Điếu văn). Rồi những lời cảm thán: “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!…”, một lời than như những giọt nước mắt chảy vào tâm can.

Hình như Nam Cao sáng tạo bởi sự cưỡng bức. Tài năng và cuộc sống cưỡng bức ông, bắt buộc ông phải viết. Chính sự cưỡng bức đó đã làm cho ông có những tác phẩm để đời.

Hoàng H (Hà Tĩnh)

Bình luận (0)