Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Tăng “chất” để mở rộng thị trường

Tạp Chí Giáo Dục

LĐ Việt Nam làm việc tại Nhật.

Từ tháng 7.2010, Nhật Bản sẽ áp dụng Luật Xuất nhập cảnh mới. Những ưu đãi trong chính sách mới không chỉ tăng quyền lợi cho LĐ mà mở thêm cơ hội cho các DN.

Tuy nhiên, theo các DN có kinh nghiệm đưa tu nghiệp sinh (TNS) đi Nhật, muốn mở rộng thị trường, khâu tuyển chọn, đào tạo LĐ càng cần chú trọng.Nhu cầu tiếp nhận tăng
Bà Vũ Xuân Hoà- Phụ trách Phòng Nhật Bản Cty CP Dịch vụ thương mại hàng không (Airseco)- cho biết: Nhật có tới 64 ngành nghề cần tiếp nhận TNS nên đây thực sự là thị trường rộng mở. Hiện, nhu cầu tiếp nhận TNS của các nghiệp đoàn Nhật tăng cao hơn trước, sang số lượng VN đáp ứng được chưa nhiều. Ngoài ngoại ngữ thì rào cản lớn nhất khiến đối tác "e ngại" tiếp nhận LĐVN là ý thức chấp hành pháp luật nước sở tại.
Ông Phạm Ngọc Dũng, Phó Tổng GĐ Cty CP Hợp tác lao động nước ngoài (LOD)- cho biết: Các đơn hàng đối tác gửi đến tăng, nhưng Cty không đáp ứng được nhiều vì Nhật là đối tác yêu cầu cao. Hơn nữa, việc LĐVN bỏ trốn ra ngoài sống bất hợp pháp nhiều khiến một số xí nghiệp, nghiệp đoàn của Nhật ngần ngại tiếp nhận TNS VN; thậm chí cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Nhật không cấp visa cho TNS VN vào tu nghiệp, làm việc tại những xí nghiệp, nghiệp đoàn đã có TNS bỏ trốn.
Không rèn chất, khó tăng lượng
Ông Lê Văn Thanh- Trưởng ban Quản lý LĐVN tại Nhật Bản cho hay: Điều quan trọng nhất của Luật Xuất nhập cảnh mới cũng như Chương trình TNS sửa đổi là chuyển từ chế độ TNS thành thực tập sinh. Theo đó, ngay từ năm thứ nhất LĐ đã được hưởng lương tối thiểu, được phép làm thêm giờ. Nhìn chúng mọi chế độ, quyền lợi cũng như thu nhập của thực tập sinh được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, với DN- các DN VN phải đưa ra được giải pháp chống trốn hiệu quả – vì luật mới không cho phép thu tiền đặt cọc.
Khai thác thị trường Nhật 5 năm nay với tỉ lệ LĐ bỏ trốn là 0%, ông Nguyễn Xuân Vui- Tổng GĐ Airseco chia sẻ: Hai kinh nghiệm Airseco luôn duy trì là: Tuyển dụng trực tiếp (bởi nếu qua trung gian, LĐ sẽ phải chi phí cao nên rất dễ bỏ trốn) và thẩm định kỹ nhân thân. Riêng về thẩm định nhân thân, Cty vẫn phải làm "thủ công" là về từng nhà LĐ gặp gỡ, thông qua chính quyền, công an địa phương để nắm lý lịch. Khi đã được tuyển, Cty chú trọng giáo dục định hướng cho LĐ vì mỗi LĐ tốt chính là bàn đạp để mở rộng bạn hàng, chiếm lĩnh thị trường.

Hiện cả nước có trên 80 DN XKLĐ tham gia đưa TNS sang Nhật Bản. Năm 2008, VN trở thành nước thứ 2, sau Trung Quốc về số lượng TNS sang Nhật với khoảng 5.000 người. Năm 2009, dự kiến sẽ có 6.000 LĐVN sang Nhật theo diện này, nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đến hết tháng 10.2009, VN mới đưa được 4.740 LĐ sang Nhật (đạt 79%).

 
Ngọc Bảo (LD)

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)