Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tăng cường bảo trì hạ tầng giao thông

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu tuyến đưng, va hè, các công trình ph tr đang xung cp nh hưng không nh đến đi sng ngưi dân. Thc trng này đòi hi chính quyn TP cn có nhng gii pháp khc phc kp thi… Đây là ý kiến ca nhiu c tri gi ti chương trình: “Dân hi – chính quyn tr li” tháng 4-2023 ch đ “Qun lý và bo trì kết cu h tng giao thông, h tng k thut”. Chương trình do HĐND TP phi hp vi S Thông tin và Truyn thông TP, Đài Truyn hình TP t chc…


H tng giao thông hin đi không ch đáp ng nhu cu đi li ca ngưi dân mà còn góp phn phát trin kinh tế TP

H tng giao thông có nhiu bt n

Một số cử tri sống ở TP.Thủ Đức phản ánh, đường Nguyễn Hoàng (P.An Phú, TP.Thủ Đức) dài hơn 1km nhưng chi chít ổ gà, có đoạn sâu 15cm. Mặt đường xuống cấp trầm trọng, đi vài chục mét người dân phải giảm tốc độ hoặc lạng lách ổ gà. Trời mưa, rất nhiều người lưu thông trên đoạn đường này bị té ngã. Dù người dân phản ánh nhiều nhưng do tuyến đường này thuộc khu đô thị An Phú và An Khánh nên chủ đầu tư cứ ì ra…

“Chúng tôi đã có văn bản báo cáo UBND TP.HCM, Sở Giao thông Vận tải đề nghị có giải pháp hỗ trợ TP.Thủ Đức yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện nhanh dự án và duy tu, sửa chữa hoặc có biện pháp”, ông Lưu Trọng Nghĩa – Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Thủ Đức thông tin.

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn – Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM – cho biết, năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; trong đó nêu rõ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được bảo trì theo quy định. Thực tế trên địa bàn TP.HCM vẫn tồn tại không ít tuyến đường hư hỏng, xuống cấp, ngập úng nhiều năm nhưng không được duy tu, sửa chữa gây rất nhiều khó khăn và mất an toàn cho người dân khi tham gia giao thông. Chính quyền TP.HCM cần có kế hoạch triển khai thực hiện việc bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ…

Liên quan đến quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè…, cử tri chỉ ra nhiều bất cập. Cử tri Nguyễn Hồng Nhung (Q.3) cho biết, phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền (Q.3) hoạt động vào buổi tối, hai bên đường được kẻ vạch rộng khoảng 1m để bày bàn ghế phục vụ ăn uống và kinh doanh hàng hóa. Mặc dù tuyến đường cấm xe ô tô, chỉ cho xe máy lưu thông tuy nhiên lòng đường Nguyễn Thượng Hiền khá hẹp, việc ngồi dưới đường trong vạch kẻ để ăn uống thực sự chưa an toàn.

Từ thực trạng này, bà Nhung băn khoăn quy định này liệu có phù hợp không? Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho cả người ngồi ăn và người tham gia giao thông được thực hiện như thế nào?”.

Ngoài ra, nhiều cử tri còn phản ánh hệ thống thoát nước, các công trình phụ trợ đang xuống cấp. Đáng chú ý, tại huyện Bình Chánh, có hơn 1.300 tuyến đường với tổng chiều dài gần 1.000km chưa bao gồm các tuyến hẻm. Tuy nhiên, chỉ gần 300 tuyến đường có hệ thống cống thoát nước, còn lại thường xuyên chịu cảnh ngập úng.

Cử tri Nguyễn Trường Giang (ngụ tại số F7B/7V ấp 6, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) chia sẻ, đường Vĩnh Lộc không có cống thoát nước nên thường xuyên bị đọng nước vào mùa mưa, tràn vào nhà dân, mất an toàn giao thông. Hiện đơn vị quản lý có đưa ra giải pháp nâng cấp mặt đường khi phát hiện những đoạn bị ngập, nhưng giải pháp này không khả thi vì đường nâng cấp lên thì nước lại tràn vào nhà dân và nhà dân buộc phải nâng theo, dẫn đến việc nâng cấp gây ra lãng phí.

Cử tri Giang đề xuất: “TP cần có giải pháp khả thi hơn để giải quyết việc ngập nước cho tuyến đường này và những tuyến đường tương tự trên địa bàn”.

Kinh phí có hn nên duy tu, bo trì khó khăn

Hệ thống hạ tầng giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương, phát triển kinh tế luôn được TP.HCM quan tâm, đầu tư thực hiện. Trước thực trạng một số công trình xuống cấp, công tác quản lý và bảo trì kết cấu công trình chưa đáp ứng đòi hỏi TP cần có những giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.

Ông Đặng Phú Thành – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM – cho biết, với các tuyến đường hiện nay chưa có hệ thống thoát nước các quận, huyện thực hiện rà soát, lên kế hoạch đầu tư sửa chữa, nâng cấp đường kết hợp xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bao gồm hệ thống thoát nước. Trong quá trình dự án chưa triển khai thực hiện thì cơ quan quản lý đường bộ sẽ sửa chữa mặt đường để đảm bảo giao thông cho người dân.

Về các công trình giao thông đường bộ, ông Võ Khánh Hưng – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP – thông tin, Sở Giao thông Vận tải quản lý trên 1.500km đường với kinh phí được TP đầu tư hàng năm khoảng 1.600 tỷ đồng. Đối với UBND quận, huyện chủ yếu quản lý tuyến đường trong nội quận. Ngoài ra, chủ đầu tư các khu đô thị mới cũng đang quản lý các tuyến đường trong nội khu. Chủ đầu tư đang thực hiện dự án ở các khu dân cư, khu đô thị cũng đang tiến hành theo dự án. Hàng năm, Sở Giao thông Vận tải đều tổ chức duy tu bảo trì sửa chữa các tuyến đường theo kế hoạch. Bên cạnh đó, lập các báo cáo kinh tế kỹ thuật để sửa chữa tương tự các dự án đầu tư xây dựng. Quá trình thực hiện từng bước được nâng lên, đem lại một số kết quả nhất định.  Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có những lúc, có khu vực chưa đảm bảo về chất lượng và chưa kịp thời. Còn tình trạng một số tuyến đường ở các dự án đầu tư công tác bảo trì không được quan tâm dẫn đến bức xúc trong nhân dân. Mặt khác, kinh phí đầu tư cũng chỉ đáp ứng ở mức 50%, cho nên một số tuyến đường cần duy tu, bảo trì còn khó khăn, bị chậm.

Để khắc phục những tồn đọng hiện nay, ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch HĐND TP –  đề nghị UBND TP rà soát, củng cố hồ sơ quản lý đối với đường, cầu, hầm đường bộ, các công trình phụ trợ và công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình thủy lợi, ngăn triều. Đồng thời, nhanh chóng số hóa dữ liệu hồ sơ để phục vụ tốt công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa hoặc khắc phục sự cố. Theo dõi tình trạng công trình đường bộ, kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và đột xuất.

Ông Dũng đề nghị chính quyền TP có giải pháp hoàn thiện hệ thống cống thoát nước dọc các tuyến đường trên địa bàn các huyện ngoại thành, đặc biệt huyện Bình Chánh. Có giải pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng ngập cục bộ trên các tuyến đường để đảm bảo an toàn cho nhân dân sinh sống hai bên tuyến và lưu thông trên tuyến đường bị ngập. Cùng với đó, sớm ban hành quyết định thay thế Quyết định 74/2008/QĐ-UBND ngày 23-10-2008 của UBND TP quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP, sát với tình hình thực tế và khả thi.

Linh Anh

Bình luận (0)