Sự kiện giáo dụcTin tức

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn TP, UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương và TP về chủ động phòng, chống dịch bệnh, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.


Trong công tác phòng chống dịch, UBND TP yêu cầu đề cao trách nhiệm của người đứng đầu

Về dịch Covid-19, UBND TP yêu cầu tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện tốt khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội.

Triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêm chủng, thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, và từng đối tượng" để đảm bảo không bỏ sót đối tượng cần tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người dân. Phát huy tính chủ động, gương mẫu của các lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ, quân nhân, người lao động trong việc tiêm vắc xin.

Bên cạnh đó, tổ chức các chiến dịch tiêm vắc xin tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất; tiếp tục vận động người dân tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Về dịch sốt xuất huyết, UBND TP yêu cầu huy động lực lượng cán bộ tại các tổ dân phố, tổ nhân dân, khu phố, ấp và cộng đồng tham gia các hoạt động phòng chống dịch.

Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tới tận các hộ gia đình để người dân chủ động tham gia phòng, chống dịch, chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch tại các khu vực di biến động về dân cư, khu vực có ổ dịch cũ.

Triển khai mạnh mẽ các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn ngay trong tháng 7 và duy trì hoạt động 1 tuần/lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng (bọ gậy) cao và 1 tháng/lần tại các khu vực còn lại. Vận động toàn thể người dân cùng tham gia.

Trong công tác này, UBND TP đề nghị Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch trong cộng đồng.

Tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong; xây dựng kế hoạch phân tuyến, hỗ trợ cán bộ điều trị có kinh nghiệm cho tuyến dưới để hạn chế chuyển tuyến khi không cần thiết, tránh quá tải bệnh viện.

Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở.

Cùng với đó, phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur thực hiện lấy mẫu giải trình tự gen các trường hợp có biểu hiện bất thường để phát hiện sớm các biển thể mới nguy hiểm của vi rút SARS-CoV-2…

N.Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)