Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tăng cường đánh giá năng lực, giảm áp lực cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Tăng cường đánh giá năng lực, giảm áp lực cho học sinh - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Tăng cường đánh giá năng lực, giảm áp lực cho học sinh Audio

Các trưng hc TP.HCM chun b vào đt kim tra cui hc k II năm hc 2024-2025. K kim tra theo hưng đánh giá năng lc, gim áp lc cho hc sinh.

Kiểm tra cuối học kỳ II tại TP.HCM theo hướng giảm áp lực cho học sinh (ảnh minh họa)

Không kim tra quá 2 môn/ngày

Tại Q.Tân Phú, thời gian kiểm tra cuối học kỳ II đối với các trường THCS trên địa bàn quận bắt đầu từ ngày 21-4 đến ngày 17-5. Trong đó, Phòng GD-ĐT sẽ ra đề kiểm tra của khối lớp 9 với các môn văn, toán, tiếng Anh; thời gian kiểm tra tập trung vào các ngày 21, 23 và 25-4. Các môn học và khối lớp còn lại hiệu trưởng căn cứ vào hướng dẫn của phòng GD-ĐT, kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch giáo dục tổ/nhóm bộ môn và tình hình thực tế của nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá.

Ông Phan Sĩ Đạt (Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tân Phú) cho hay, để giảm áp lực cho học sinh, Phòng GD-ĐT yêu cầu các trường không xếp quá 2 môn/ngày trong thời gian kiểm tra. Đề kiểm tra cần tăng cường đánh giá năng lực học sinh dựa trên yêu cầu cần đạt của môn học/hoạt động giáo dục; câu hỏi cần rõ nghĩa, không mang tính đánh đố học sinh. Các trường chủ động tổ chức kiểm tra bù đối với các trường hợp học sinh vắng có lý do bất khả kháng theo quy định.

Cũng theo ông Đạt, để kỳ kiểm tra đảm bảo tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan, Phòng GD-ĐT đã yêu cầu các trường kiểm tra theo đúng quy chế do hiệu trưởng ban hành từ đầu năm học. Việc kiểm tra cần nghiêm túc để đánh giá được chính xác kết quả học tập của học sinh, không gây căng thẳng, áp lực. “Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phù hợp với tiến trình dạy học của môn học/hoạt động giáo dục từ tuần 19 đến tuần 30 ở khối lớp 9 và từ tuần 19 đến tuần 31 ở các khối lớp 6, 7, 8. Không kiểm tra những nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình; không kiểm tra đối với các nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu và những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm. Hình thức, cấu trúc đề kiểm tra bao gồm tự luận, trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp tự luận… do hiệu trưởng quyết định sau khi họp thống nhất với tổ chuyên môn”, ông Đạt thông tin.

Tại Q.1, việc kiểm tra đánh giá học sinh cuối học kỳ II được Phòng GD-ĐT giao quyền cho hiệu trưởng các trường, lịch kiểm tra các môn từ ngày 21 đến ngày 25-4. Nhà trường tổ chức ra đề kiểm tra cuối học kỳ II cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. Các trường soạn đề kiểm tra chung cho mỗi khối lớp. Phòng GD-ĐT sẽ kiểm tra giám sát nhà trường trong việc xây dựng ma trận, đặc tả đề theo định hướng của hội đồng bộ môn quận. Đối với những môn học và hoạt động giáo dục được đánh giá bằng nhận xét, nhà trường phải xây dựng tiêu chí đánh giá và công khai đến học sinh. Đồng thời, Phòng GD-ĐT thống nhất lịch tổ chức kiểm tra đánh giá cuối học kỳ II tập trung các môn cho các khối lớp bậc THCS, gồm văn, toán, tiếng Anh.

Bà Lê Thị Thanh Giang (Trưởng phòng GD-ĐT Q.1) nêu rõ, đề kiểm tra đảm bảo tính bảo mật, chính xác, câu hỏi rõ ràng, mức độ kiến thức trong đề đảm bảo theo tiến độ ở thời điểm kiểm tra đánh giá và đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình. Đặc biệt, các câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ thực tiễn cuộc sống cần tránh khiên cưỡng, gượng ép.

Không dùng đim kim tra đnh k đ so sánh hc sinh

Thông tin về kế hoạch kiểm tra cuối học kỳ II năm học 2024-2025 đối với bậc tiểu học, ông Khưu Mạnh Hùng (Trưởng phòng GD-ĐT Q.12) cho hay, thời gian kiểm tra các khối lớp 1, 2, 3, 4 vào tuần 33 và tuần 34 (từ ngày 5 đến ngày 17-5) theo lịch dạy học của năm học. Riêng khối lớp 5 kiểm tra theo lịch tập trung toàn quận các môn tiếng Việt, toán, khoa học, lịch sử-địa lý, tiếng Anh – kiểm tra tập trung theo lịch của nhà trường trong tuần 33; thời gian kiểm tra môn toán và tiếng Việt là ngày 13, 14-5.

Theo ông Hùng, kiểm tra đánh giá định kỳ nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục về sự hình thành và phát triển phẩm chất năng lực theo quy định được thực hiện khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học, hoạt động giáo dục tương ứng và đã được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập. Để có sự thống nhất trong quá trình triển khai, đồng thời đảm bảo khách quan chất lượng của đề kiểm tra, Phòng GD-ĐT khuyến khích các trường thực hiện việc ra đề theo phương án đề kiểm tra do giáo viên dạy môn học biên soạn, sau đó nộp về tổ chuyên môn; tổ chuyên môn chọn lọc và thống nhất gửi cho ban giám hiệu từ 2 đến 3 đề. Ban giám hiệu chịu trách nhiệm duyệt đề và chọn lại 2 đề (1 đề chính thức, 1 đề dự phòng) làm đề kiểm tra cho khối. Hiệu trưởng chỉ đạo việc ra đề kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt. “Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra định kỳ và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh”, ông Hùng nêu.

Tuyt đi không buông lng vic ôn tp cho hc sinh

Liên quan đến kiểm tra đánh giá học sinh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu yêu cầu việc ra đề kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ phải phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh. Các trường tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt, tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Xác định đây là trách nhiệm của nhà trường giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng giảng dạy chính khóa để học sinh tiếp thu hiệu quả ngay trong giờ học, hạn chế nhu cầu học thêm, không ép buộc học sinh tham gia các lớp học ngoài giờ dưới bất kỳ hình thức nào.

Ông Hùng cho biết thêm, các trường thông báo lịch kiểm tra trên website của trường, đồng thời giáo viên chủ nhiệm thông báo đến cha mẹ học sinh. Đặc biệt, hiệu trưởng nhà trường cần quán triệt kỹ giáo viên không soạn đề cương quá nhiều bài tập giao về nhà cho học sinh ôn tập, kể cả các ngày nghỉ lễ; tuyệt đối không giao bài về nhà các ngày trong tuần đối với học sinh học 2 buổi/ngày; nghiêm cấm giáo viên trách phạt học sinh dưới mọi hình thức trong quá trình ôn tập kiểm tra định kỳ. “Các trường cần xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh và có kế hoạch phụ đạo riêng cho học sinh học yếu; thông báo lịch kiểm tra, phối hợp cùng gia đình nhằm chuẩn bị các điều kiện học tập thật tốt cho học sinh. Tuyệt đối không chạy theo thành tích để đối phó, gây áp lực, tạo không khí căng thẳng, nặng nề cho giáo viên, học sinh và gia đình. Tổ chức ôn tập được thực hiện ngay trên lớp, không soạn đề cương bài mẫu bắt buộc học sinh làm, không tổ chức học thuộc lòng bài mẫu; giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách tự học ôn tập”, ông Hùng nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)