Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tăng cường dạy trẻ ý thức về tin giả

Tạp Chí Giáo Dục

Sơ đ tư duy mà ngưi hc thc hin khi tìm hiu v tin gi

Tin giả đang ngày càng xuất hiện tràn lan như nấm mọc sau mưa với rất nhiều hình thức. Theo đó, tin giả có thể đơn giản chỉ là lời chia sẻ “mắt thấy tai nghe” của một cá nhân hay tổ chức cố tình bịa chuyện như thật. Chính vì tin tưởng chữ tín của người chia sẻ nên đã có rất nhiều người bỏ qua bước kiểm tra thông tin mà vô tư thoải mái chia sẻ tiếp tục. Và cứ như thế, tin giả phát triển không ngừng, gây ra hàng loạt những hệ lụy không lường trước. Học sinh, sinh viên là đội ngũ chiếm tỷ lệ cao trong việc sử dụng mạng xã hội. Sử dụng là một chuyện, nhưng sử dụng đúng cách lại là một chuyện khác. Thực tế cho thấy, học sinh, sinh viên chưa có nhiều kênh giáo dục phù hợp để nâng cao nhận thức về tác hại của tin giả cũng như các biện pháp phòng chống tin giả. Với suy nghĩ này, từ khoảng ba năm trở lại đây, trong mỗi lớp học từng dạy qua, dù khác nhau về môn học, tôi đều tìm cách lồng ghép khéo léo nội dung về tin giả trong các hoạt động học tập; dành khoảng 30 phút để lồng ghép nội dung về vấn nạn tin giả trên các phương tiện truyền thông hiện nay. Nhận diện tin giả, ý thức về tác hại của tin giả, nói không với tin giả, bài trừ tin giả… chính là những nội dung mà tôi muốn truyền tải đến các em. Để các em hiểu kỹ, hiểu sâu hơn về vấn nạn tin giả (từ nguyên nhân, thực trạng đến các giải pháp ứng xử), tôi cũng tổ chức các hình thức thảo luận, trình bày câu chuyện liên hệ thực tế bản thân, hay vẽ sơ đồ tư duy… Sau một thời gian, quan sát các em trên mạng xã hội, tôi mừng vì đã không còn thấy quá nhiều những chia sẻ của các em về những thông tin câu khách, giật gân trên các trang mạng không chính thống (có tên miền lạ). Cũng ít thấy các em chia sẻ những bài viết “bóc phốt”, “tố cáo” kiểu dựng chuyện như đúng rồi. Tôi tin rằng, nếu các thầy cô tăng cường hơn nữa việc hướng dẫn các em sử dụng mạng xã hội đúng cách, sẽ giúp các em có được một mạng xã hội tốt đẹp, từ đó có cuộc sống thực cũng an toàn hơn. Ngăn chặn tin giả cũng chính là bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng xã hội, và xây dựng một môi trường thông tin, môi trường sống lành mạnh.

Đơn Thun

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)