Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tăng cường điều kiện cho giáo dục mầm non, phổ thông

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Phó Thng Vũ Đc Đam va ký Ch th 14/CT-TTg ngày 31-8-2022 ca Thng Chính ph v vic tăng cưng điu kin bo đm thc hin hiu qu, cht lưng giáo dc mm non, ph thông.


Các giáo viên Trưng Mm non Hương Nng Hng (TP.Th Đc) trong mt gi dy

Chỉ thị nêu rõ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, công tác đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên một số địa phương còn nhiều hạn chế. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục chưa được chú trọng trong các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Tình trạng trường lớp quá tải vẫn còn khá phổ biến, nhất là ở các đô thị lớn và các khu vực có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như ở các vùng sâu, vùng xa. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ chậm được giải quyết.

Để tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Rà soát quy hoch, phát trin mng lưi cơ s giáo dc

Với Bộ GD-ĐT, Chính phủ yêu cầu chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bảo đảm phù hợp thực tiễn; bảo đảm nguyên tắc thuận lợi cho việc học của học sinh gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới giáo dục; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra…

Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo giáo viên, có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm; tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo, khuyến khích đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm từng địa phương, từng vùng miền. Nghiên cứu đề xuất chính sách ưu tiên cho giáo viên vùng sâu vùng xa, những khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, bảo đảm hợp lý, không dàn trải.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương, tài liệu tham khảo theo đúng quy định; có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi cho học sinh trước khi năm học mới bắt đầu.

Chỉ đạo các địa phương hướng dẫn các cơ sở giáo dục tăng cường phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội để tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh bảo đảm an toàn, hiệu quả, đặc biệt là phòng ngừa tai nạn thương tích, đuối nước; tăng cường giáo dục sức khỏe tâm thần, tư vấn tâm lý học đường, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, học sinh. Nghiên cứu, thí điểm và nhân rộng các cơ sở giáo dục tự chủ và tự chủ một phần nhằm giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục tại những vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi.

Khn trương tuyn dng giáo viên

Cũng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương thực hiện việc tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu biên chế được phân bổ hàng năm bảo đảm về số lượng và chất lượng; đồng thời có giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là những môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Nghị định số 116 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Rà soát, tính toán nhu cầu giáo viên các cấp học, nhất là với các môn học mới để có phương án bố trí nguồn lực và đặt hàng đào tạo bảo đảm nguồn tuyển dụng giáo viên hàng năm của địa phương.

Th tưng Chính ph yêu cu UBND tnh, thành ph trc thuc Trung ương ch đo các cơ s giáo dc phi hp cht ch vi ngành y tế và các cơ quan chc năng đa phương chun b đy đ điu kin đ ch đng phòng chng và ng phó hiu qu vi thiên tai, dch bnh; t chc hiu qu vic tiêm vc-xin phòng chng Covid-19 theo đúng hưng dn ca B Y tế, bo đm mc tiêu và tiến đ đưc Chính ph, Th tưng Chính ph giao.

Bộ Nội vụ trên cơ sở đề xuất của Bộ GD-ĐT về số lượng thừa, thiếu giáo viên của từng trường, từng cấp học, môn học, thực hiện rà soát cơ chế, chính sách phân bổ biên chế giáo viên phù hợp hiệu quả; tuyển dụng theo lộ trình sát thực tiễn, trong đó ưu tiên những khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT và các địa phương để xây dựng cơ chế, chính sách, phương án giải quyết, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các khó khăn trong giáo dục; ưu tiên các nguồn lực dành cho phát triển GD-ĐT, thực hiện đúng quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

B trí qu đt xây trưng, lp

Với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bảo đảm phù hợp với thực tiễn; có các biện pháp, phương án cụ thể giải quyết vấn đề trường, lớp tại từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, học sinh không để tình trạng gây bức xúc trong nhân dân; bảo đảm trẻ em mầm non, học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.

Đồng thời, tăng cường quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng phát triển trường, lớp mầm non, phổ thông; thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non, phổ thông ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập để giảm áp lực cho trường công, đặc biệt tại các địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực đông dân cư. Linh hoạt bố trí, sắp xếp đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; trong trường hợp chưa thể bố trí đủ giáo viên theo định mức, cần có các giải pháp hợp đồng giáo viên.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu đầu năm học; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, quản lý, sử dụng sách tham khảo tại các cơ sở giáo dục. Có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, vùng xa, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm đầy đủ, thuận lợi cho học sinh khi bước vào năm học mới. Bảo đảm mức chi tối thiểu 20% ngân sách địa phương cho giáo dục theo quy định; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án, dự án đã được phê duyệt nhằm tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)